A+ A A-

Đình làng Xuyên Đông

Một lăng mộ tiền hiền, cùng cây đa, bến nước, sân đình tạo thành “quần thể lịch sử” ở làng Mỹ Xuyên, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên. Bên cạnh đó, đình làng hiện còn lưu giữ 32 đạo sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng, nhưng thông tin lịch sử về làng và đình làng vẫn chưa thực sự được sáng tỏ.
                                     Rước bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh

Sự hình thành làng Mỹ Xuyên gắn liền với cuộc đời vị tiền hiền Lê Quý Công. Năm 2006, lăng mộ Lê Quý Công được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh, nhưng chẳng ai rõ ông đã lập nên làng Mỹ Xuyên như thế nào. Theo các vị bô lão trong làng và căn cứ văn bia ghi ở lăng mộ có thể “tạm” khái quát: Năm 1471, sau khi lập ra Đạo thừa tuyên thứ 13 Quảng Nam, vua Lê Thánh Tông đã để Chánh đề đốc Hùng Long Hầu Lê Quý Công cùng 12 vị tướng khác ở lại vùng đất vừa mới khai lập để giữ vững bờ cõi, làng Mỹ Xuyên từ đó hình thành.

Nhưng theo tài liệu của Phòng VH-TT huyện Duy Xuyên thì sự việc lại diễn ra như sau: Năm Nhâm Tuất 1442, vua Lê Nhân Tông lên ngôi khi tuổi còn nhỏ, Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Anh được quần thần mời buông rèm trông coi việc chính sự. Lúc này, bà nghe lời gièm pha của các gian thần giết hại những tướng đang làm nhiệm vụ tại Chiêm Thành như Trịnh Khả, Lê Khắc Phục. Các tướng lĩnh bất mãn và không quay về đất Bắc nữa, ở lại lập làng định cư. Lê Quý Công là một trong những số đó.

Như vậy, rất có thể Mỹ Xuyên được lập trước cả Ngũ xã Trà Kiệu (1470). Cái tên Mỹ Xuyên của làng theo trên văn bia và ý kiến của nhiều người là do Lê Quý Công lấy từ tên nguyên quán làng mình ở Thanh Hóa. Nhưng ông Lê Tịch, cháu 16 đời của Lê Quý Công, Trưởng ban Trị sự làng Mỹ Xuyên thì cho rằng nguyên quán của vị tiền hiền này là làng Thần Phù, Nông Cống, Thanh Hóa; tên Mỹ Xuyên do Lê Quý Công tự đặt. Ông Tịch đã về tận Thanh Hóa để truy tìm gia phả và khẳng định như vậy.

Lê Quý Công đã lập làng trên một diện tích 1.700 mẫu ta. Một con sông đào chia làng thành Xuyên Đông và Xuyên Tây. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng con sông có từ thời vua Minh Mạng. Vua cho đào sông để phục vụ mục đích quân sự, công tác thủy lợi. Nhưng có một điều nghi vấn, con sông này lại không có tên trong sách Đại Nam nhất thống chí như những sông đào khác ở Quảng Nam. Hiện, sông này vẫn còn dấu tích là một vùng trũng rộng hơn 100m kéo dài từ Cầu Chìm vòng qua làng Mỹ Xuyên đến phía đông cầu Câu Lâu.
Bến nước của làng có tên là bến Giá. Theo các hộ dân quanh đây, bến có tên “Giá” là do nghề làm giá của họ. Nhưng theo những cán bộ ban văn hóa của thị trấn thì tên bến gắn liền với việc “ngự thuyền” của chúa Nguyễn Phúc Lan trong cuộc gặp gỡ với bà Đoàn Quý Phi. Còn đình làng Mỹ Xuyên, năm 1994 mới được trùng tu trên nền đất cũ với diện tích 1.500m2. Vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, dân trong làng đều tổ chức cúng tế tại đình.

Từ đầu năm 2010 đến nay, Phòng VH-TT Duy Xuyên đã tổ chức tìm kiếm, thống kê và lập bản sao được 32 đạo sắc phong của đình làng Mỹ Xuyên. Những đạo sắc phong từ thời vua Minh Mạng đến Khải Định. Trong đó, số sắc phong các vua ban cho làng lần lượt là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. 

Các vị thần được phong cho đình làng bao gồm những vị cao quý nhất trong hệ thống phong thần của triều Nguyễn: Đông Hựu Thuận, Đông Quảng Hậu, Bạch Mã Tôn... Qua tìm hiểu, một đình làng còn lưu giữ đến 32 đạo sắc phong cũng là một con số kỷ lục hiện nay. Sắc phong của vua Minh Mạng ban năm 1824 là sắc phong thuộc hàng cổ nhất hiện nay còn được lưu giữ ở Quảng Nam.

Một câu hỏi được đặt ra, vì sao đình làng Mỹ Xuyên lại được vua triều Nguyễn ban nhiều sắc phong và ban liên tục từ các đời như vậy?

Chúng tôi tổng hợp được 3 ý kiến khác nhau. Theo nhiều vị bô lão trong làng thì do ở đây có nhiều người làm quan trong triều, những quan này có công trong việc giúp dân an cư lạc nghiệp. Đơn cử ở làng Mỹ Xuyên có một dòng họ Nguyễn Hữu nhưng do có nhiều người làm quan nên đổi thành họ Nguyễn Quan. Còn ông Nguyễn Tịch thì cho rằng việc ban nhiều sắc phong của làng là do “dấu ấn” của Lê Quý Công. 

Vị tiền hiền này được vua ban quốc tính (thật ra là Nguyễn Quốc Công). Tất cả đất đai của làng đều được Hùng Long Hầu sung công, điều này tránh được sự tranh chấp giành vị thế người khai khẩn làng như ở nơi khác, vừa giúp con cháu đời sau được hưởng lộc đời đời của triều đình. Những cán bộ văn hóa của địa phương thì cho rằng việc ban sắc phong như vậy là do vị thế quân sự của Mỹ Xuyên, con sông được đào ngang qua làng là một minh chứng.

Tất cả chỉ là giả thuyết. Bà Lưu Thị Hiền Phương - Trưởng phòng VH-TT Duy Xuyên cho biết: Huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc họp mời những người có hiểu biết về làng Mỹ Xuyên để thu thập thông tin nhằm đề nghị tỉnh công nhận đình làng thành di tích lịch sử cấp tỉnh, nhưng vẫn không có thông tin nào thêm. Phòng VH-TT cũng đã mời những người am hiểu Hán văn về dịch những bản sắc phong, nhưng phải mất nhiều thời gian nữa việc dịch mới hoàn thành...

alt
Với 32 sắc phong được vua triều Nguyễn ban tặng cho Thành hoàng làng mình, một con số kỉ lục Việt Nam hiện nay - đình làng Mỹ Xuyên, thị trấn Nam Phước, nơi thờ Thành hoàng - được UBND tỉnh công nhận hàng di tích văn hóa cấp tỉnh (vào tháng 12/2011). Như vậy, với một địa giới không rộng lớn lắm, làng Mỹ Xuyên đã có hai kiến trúc được công nhận hàng di tích. Di tích văn hóa cấp tỉnh còn lại là lăng mộ của Hùng Long Hầu Lê Quý Công (được công nhận năm 2006); người làng Mỹ Xuyên coi đây là vị tiền hiền của làng. Căn cứ văn bia ghi ở lăng mộ của ngài có thể “tạm” khái quát: Năm 1471, sau khi lập ra Đạo thừa tuyên thứ 13 Quảng Nam, vua Lê Thánh Tông đã giữ Chánh đề đốc Hùng Long Hầu Lê Quý Công cùng 12 vị tướng khác ở lại vùng đất mới khai lập để giữ vững bờ cõi, làng Mỹ Xuyên từ đó hình thành. Nhưng theo tài liệu của Phòng VH-TT huyện Duy Xuyên thì: Năm Nhâm Tuất 1442, vua Lê Nhân Tông lên ngôi khi tuổi còn nhỏ, Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Anh được quần thần mời buông rèm trông coi việc chính sự. Lúc này, bà nghe lời gièm pha của các gian thần giết hại những tướng đang làm nhiệm vụ tại đất Chiêm như Trịnh Khả, Lê Khắc Phục…Các tướng lĩnh bất mãn và không quay về đất Bắc nữa, ở lại lập làng định cư, trong đó có Lê Quý Công.

Như vậy, rất có thể làng Mỹ Xuyên được lập trước cả ngôi làng cổ lớn nhất Quảng Nam - Ngũ xã Trà Kiệu ( lập năm 1470). Cái tên Mỹ Xuyên của làng theo văn bia là do Quý Công lấy từ tên nguyên quán làng mình ở Thanh Hóa. Nhưng ông Lê Tịch - hậu duệ 16 đời của Lê Quý Công, Trưởng ban Trị sự làng Mỹ Xuyên - đã về tận Thanh Hóa truy tìm gia phả và khẳng định: nguyên quán của vị tiền hiền là làng Thần Phù, Nông Cống (Thanh Hóa); tên Mỹ Xuyên do Quý Công tự đặt.Bên bờ Nam sông Thu Bồn (trước kia có tên Hy giang, sau đó là Sài giang), Lê Quý Công đã lập làng trên một địa giới rộng chừng 1.700 mẫu ta. Sau này, việc xây dựng một con sông đào (dài khoảng 10km) đã phân chia làng thành 2 làng nhỏ. Nguyên do như sau: Theo sách Đại Nam nhất thống chí, năm 1823, vua Minh Mạng đã cho đào một con kênh lớn từ bờ Nam Sài Giang chạy qua giữa làng Mỹ Xuyên xuống đến làng Triều Châu (Duy Phước) với hai mục đích: phân lũ cho sông lớn và tạo thêm đường tiến thoái cho dân binh khi sông cái bị phong tỏa. Vì thế, hơn một nửa làng ở phía dưới được gọi là Mỹ Xuyên Đông, non một nửa làng phía trên gọi là Mỹ Xuyên Tây; về sau người ta gọi ngắn gọn là Xuyên Đông – Xuyên Tây.

Hiện, sông đào này vẫn còn dấu tích là một vùng trũng rộng hơn 100m kéo dài từ Cầu Chìm vòng qua làng Mỹ Xuyên đến phía đông cầu Câu Lâu.Vườn tược của làng cây trái sum suê, mùa màng tốt tươi bởi được phù sa Thu Bồn bồi tụ; những triền dâu bên sông đã giúp cho nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa một thời phát triển vào bậc nhất của Quảng Nam. Ngay giữa làng là lăng mộ của ngài Hùng Long Hầu đề đốc Lê Quý Công. Về hướng Tây cách lăng này non 100 mét là ngôi đình làng được kiến thiết tam gian nhị hạ theo kiểu chồng rường giả thủ với cột kèo được chạm khắc công phu, bên ngoài trang trí cổ tần hội họa vô cùng tinh xảo. Năm 1994, đình được trùng tu trên nền đất cũ với diện tích 1.500m2. Vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, dân trong làng đều tổ chức cúng tế tại đình.Trước đình có cây đa cổ thụ với đường kính gốc tên 20 mét, cành lá tỏa ra che kín 5 sào đất. Dưới tán đa này là ngôi chợ có tên là chợ Đình (còn gọi là chợ Cây Đa) - là ngôi chợ lớn nhất Duy Xuyên từ năm 1965 trở về trước. Nhiều bô lão trong làng kể lại: có lần vua Minh Mạng di thuyền rồng từ phía Triều Châu lên Mỹ Xuyên, sau đó dừng lại ở bờ bắc Thu Bồn để xem xét việc thi công con sông đào. Từ đó, nơi ấy còn giữ được tên gọi Bến Giá (ngự giá) cho đến ngày nay. Như vậy, Mỹ Xuyên có đầy đủ những biểu tượng của một ngôi làng truyền thống là cây đa, bến nước, sân đình; còn phong phú hơn là có cả chợ, trên bến dưới thuyền đông vui. Triều Nguyễn từ năm Minh Mạng thứ 5 (1824) đến năm Khải Định thứ 9 (1924) đã ban cho làng 32 Đạo sắc phong. Trong năm 2010, Phòng VH-TT Duy Xuyên đã tổ chức tìm kiếm, thống kê và lập bản sao được 32 đạo sắc phong của đình làng Mỹ Xuyên. Những đạo sắc phong từ thời vua Minh Mạng đến Khải Định. Trong đó, số sắc phong các vua ban cho làng lần lượt là Minh Mạng: 5 đạo; Thiệu Trị: 10; Tự Đức: 11; Đồng Khánh: 2; Duy Tân: 2; Khải Định: 2. Các vị thần được phong cho đình bao gồm những vị cao quý nhất trong hệ thống phong thần của triều Nguyễn: Đông Hựu Thuận, Đông Quảng Hậu, Bạch Mã Tôn... Qua tìm hiểu, một ngôi đình còn lưu giữ đến 32 đạo sắc phong cũng là một con số kỷ lục Việt Nam. Sắc phong của vua Minh Mạng ban năm 1824 là sắc phong thuộc hàng cổ nhất còn được lưu giữ ở Quảng Nam. Một câu hỏi được đặt ra, vì sao làng Mỹ Xuyên lại được vua triều Nguyễn ban nhiều sắc phong và ban liên tục từ các đời như vậy? Nhiều bô lão trong làng giải thích rằng do làng có nhiều người làm quan trong triều, những quan này có công trong việc giúp dân an cư lạc nghiệp; đơn cử ở làng Mỹ Xuyên có dòng họ Nguyễn Hữu nhưng do có nhiều người làm quan nên đổi thành họ Nguyễn Quang. Còn ông Nguyễn Tịch thì cho rằng việc ban nhiều sắc phong của làng là do “dấu ấn” của Lê Quý Công; vị tiền hiền này được vua ban quốc tính (thật ra là Nguyễn Quốc Công); tất cả đất đai của làng đều được Hùng Long Hầu sung công, điều này tránh được sự tranh chấp giành vị thế người khai khẩn làng, vừa giúp con cháu đời sau được hưởng lộc đời đời của triều đình. Những cán bộ văn hóa của địa phương thì cho rằng việc ban sắc phong như vậy là do vị thế quân sự của Mỹ Xuyên, con sông đào được xây dựng là một minh chứng.

Dù giả thiết có như thế nào đây nữa thì một ngôi làng hơn 500 năm tuổi, với 2 kiến trúc được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh, và được các vua triều Nguyễn ban tặng đến 32 Đạo sắc phong – một con số kỷ lục Việt Nam hiện nay là một ngôi làng quá ư độc đáo! Vào ngày 30 tháng 4 tới đây, ban quản trị làng Mỹ Xuyên sẽ tổ chức ngày hội chào mừng đình làng được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Lời nhắn của các vị bô lão trong làng: Mong rằng tới ngày đó, những người con xa quê sẽ về để chung vui cùng bà con, ôn lại những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.Với 32 sắc phong được vua triều Nguyễn ban tặng cho Thành hoàng làng mình, một con số kỉ lục Việt Nam hiện nay - đình làng Mỹ Xuyên (thị trấn Nam Phước, huyện Duy xuyên, tỉnh Quảng Nam), nơi thờ Thành hoàng - được UBND tỉnh công nhận hàng di tích văn hóa cấp tỉnh (vào tháng 12/2011). Như vậy, với một địa giới không rộng lớn lắm, làng Mỹ Xuyên đã có hai kiến trúc được công nhận hàng di tích.

Di tích văn hóa cấp tỉnh còn lại là lăng mộ của Hùng Long Hầu Lê Quý Công (được công nhận năm 2006); người làng Mỹ Xuyên coi đây là vị tiền hiền của làng. Căn cứ văn bia ghi ở lăng mộ của ngài có thể “tạm” khái quát: Năm 1471, sau khi lập ra Đạo thừa tuyên thứ 13 Quảng Nam, vua Lê Thánh Tông đã giữ Chánh đề đốc Hùng Long Hầu Lê Quý Công cùng 12 vị tướng khác ở lại vùng đất mới khai lập để giữ vững bờ cõi, làng Mỹ Xuyên từ đó hình thành. Nhưng theo tài liệu của Phòng VH-TT huyện Duy Xuyên thì: Năm Nhâm Tuất 1442, vua Lê Nhân Tông lên ngôi khi tuổi còn nhỏ, Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Anh được quần thần mời buông rèm trông coi việc chính sự. Lúc này, bà nghe lời gièm pha của các gian thần giết hại những tướng đang làm nhiệm vụ tại đất Chiêm như Trịnh Khả, Lê Khắc Phục…Các tướng lĩnh bất mãn và không quay về đất Bắc nữa, ở lại lập làng định cư, trong đó có Lê Quý Công.Như vậy, rất có thể làng Mỹ Xuyên được lập trước cả ngôi làng cổ lớn nhất Quảng Nam - Ngũ xã Trà Kiệu (Duy Xuyên, lập năm 1470). Cái tên Mỹ Xuyên của làng theo văn bia là do Quý Công lấy từ tên nguyên quán làng mình ở Thanh Hóa. Nhưng ông Lê Tịch - hậu duệ 16 đời của Lê Quý Công, Trưởng ban Trị sự làng Mỹ Xuyên - đã về tận Thanh Hóa truy tìm gia phả và khẳng định: nguyên quán của vị tiền hiền là làng Thần Phù, Nông Cống (Thanh Hóa); tên Mỹ Xuyên do Quý Công tự đặt.Bên bờ Nam sông Thu Bồn (trước kia có tên Hy giang, sau đó là Sài giang), Lê Quý Công đã lập làng trên một địa giới rộng chừng 1.700 mẫu ta. Sau này, việc xây dựng một con sông đào (dài khoảng 10km) đã phân chia làng thành 2 làng nhỏ. Nguyên do như sau: Theo sách Đại Nam nhất thống chí, năm 1823, vua Minh Mạng đã cho đào một con kênh lớn từ bờ Nam Sài Giang chạy qua giữa làng Mỹ Xuyên xuống đến làng Triều Châu (Duy Phước) với hai mục đích: phân lũ cho sông lớn và tạo thêm đường tiến thoái cho dân binh khi sông cái bị phong tỏa. Vì thế, hơn một nửa làng ở phía dưới được gọi là Mỹ Xuyên Đông, non một nửa làng phía trên gọi là Mỹ Xuyên Tây; về sau người ta gọi ngắn gọn là Xuyên Đông – Xuyên Tây. Hiện, sông đào này vẫn còn dấu tích là một vùng trũng rộng hơn 100m kéo dài từ Cầu Chìm vòng qua làng Mỹ Xuyên đến phía đông cầu Câu Lâu.Vườn tược của làng cây trái sum suê, mùa màng tốt tươi bởi được phù sa Thu Bồn bồi tụ; những triền dâu bên sông đã giúp cho nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa một thời phát triển vào bậc nhất của Quảng Nam. Ngay giữa làng là lăng mộ của ngài Hùng Long Hầu đề đốc Lê Quý Công. Về hướng Tây cách lăng này non 100 mét là ngôi đình làng được kiến thiết tam gian nhị hạ theo kiểu chồng rường giả thủ với cột kèo được chạm khắc công phu, bên ngoài trang trí cổ tần hội họa vô cùng tinh xảo. Năm 1994, đình được trùng tu trên nền đất cũ với diện tích 1.500m2. Vào rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, dân trong làng đều tổ chức cúng tế tại đình.Trước đình có cây đa cổ thụ với đường kính gốc tên 20 mét, cành lá tỏa ra che kín 5 sào đất. Dưới tán đa này là ngôi chợ có tên là chợ Đình (còn gọi là chợ Cây Đa) - là ngôi chợ lớn nhất Duy Xuyên từ năm 1965 trở về trước.
Nhiều bô lão trong làng kể lại: có lần vua Minh Mạng di thuyền rồng từ phía Triều Châu lên Mỹ Xuyên, sau đó dừng lại ở bờ bắc Thu Bồn để xem xét việc thi công con sông đào. Từ đó, nơi ấy còn giữ được tên gọi Bến Giá (ngự giá) cho đến ngày nay. Như vậy, Mỹ Xuyên có đầy đủ những biểu tượng của một ngôi làng truyền thống là cây đa, bến nước, sân đình; còn phong phú hơn là có cả chợ, trên bến dưới thuyền đông vui. Triều Nguyễn từ năm Minh Mạng thứ 5 (1824) đến năm Khải Định thứ 9 (1924) đã ban cho làng 32 Đạo sắc phong. Trong năm 2010, Phòng VH-TT Duy Xuyên đã tổ chức tìm kiếm, thống kê và lập bản sao được 32 đạo sắc phong của đình làng Mỹ Xuyên. Những đạo sắc phong từ thời vua Minh Mạng đến Khải Định. Trong đó, số sắc phong các vua ban cho làng lần lượt là Minh Mạng: 5 đạo; Thiệu Trị: 10; Tự Đức: 11; Đồng Khánh: 2; Duy Tân: 2; Khải Định: 2. Các vị thần được phong cho đình bao gồm những vị cao quý nhất trong hệ thống phong thần của triều Nguyễn: Đông Hựu Thuận, Đông Quảng Hậu, Bạch Mã Tôn... Qua tìm hiểu, một ngôi đình còn lưu giữ đến 32 đạo sắc phong cũng là một con số kỷ lục Việt Nam. Sắc phong của vua Minh Mạng ban năm 1824 là sắc phong thuộc hàng cổ nhất còn được lưu giữ ở Quảng Nam. Một câu hỏi được đặt ra, vì sao làng Mỹ Xuyên lại được vua triều Nguyễn ban nhiều sắc phong và ban liên tục từ các đời như vậy? Nhiều bô lão trong làng giải thích rằng do làng có nhiều người làm quan trong triều, những quan này có công trong việc giúp dân an cư lạc nghiệp; đơn cử ở làng Mỹ Xuyên có dòng họ Nguyễn Hữu nhưng do có nhiều người làm quan nên đổi thành họ Nguyễn Quan. Còn ông Nguyễn Tịch thì cho rằng việc ban nhiều sắc phong của làng là do “dấu ấn” của Lê Quý Công; vị tiền hiền này được vua ban quốc tính (thật ra là Nguyễn Quốc Công); tất cả đất đai của làng đều được Hùng Long Hầu sung công, điều này tránh được sự tranh chấp giành vị thế người khai khẩn làng, vừa giúp con cháu đời sau được hưởng lộc đời đời của triều đình. Những cán bộ văn hóa của địa phương thì cho rằng việc ban sắc phong như vậy là do vị thế quân sự của Mỹ Xuyên, con sông đào được xây dựng là một minh chứng.

Dù giả thiết có như thế nào đây nữa thì một ngôi làng hơn 500 năm tuổi, với 2 kiến trúc được công nhận di tích văn hóa cấp tỉnh, và được các vua triều Nguyễn ban tặng đến 32 Đạo sắc phong – một con số kỷ lục Việt Nam hiện nay là một ngôi làng quá ư độc đáo! Vào ngày 30 tháng 4 tới đây, ban quản trị làng Mỹ Xuyên sẽ tổ chức ngày hội chào mừng đình làng được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh. Lời nhắn của các vị bô lão trong làng: Mong rằng tới ngày đó, những người con xa quê sẽ về để chung vui cùng bà con, ôn lại những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.

                                                                                                                                                       Hoàng Thơ


DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19797471
Hôm nay
Hôm qua
1592
10160