A+ A A-

Bảo tồn không gian cảnh quan Mỹ Sơn - Hòn Đền

Nếu Mỹ Sơn được du khách trong và ngoài nước biết đến bởi hệ thống khu đền tháp có giá trị ngàn năm, phản ánh lịch sử một vùng đất trong sự giao thao và tiếp biến văn hoá. Thì cảnh quan không gian Mỹ Sơn lại có giá trị làm nổi bật ý nghĩa về một nơi mà các vương triều Chămpa chọn lựa để xây dựng thánh đô thờ tự.
Nằm trong diện tích 1.158 ha, Mỹ Sơn được bao bọc bởi một vòng tròn núi non khép kín. Mười ba khu đền tháp được xây dựng trên những ngọn đồi thấp được ví như những ngọn đuốc rực đỏ giữa màu xanh của cỏ cây, núi rừng. Trong đó, 320 ha được xác định là địa bàn phân bố di tích. Còn lại là núi, thung lũng, và dòng suối.

alt 

Thung lũng Mỹ Sơn nhìn từ hướng Nam
 
 Sự thâm nghiêm, huyền hoặc, kỳ bí ở Mỹ Sơn một phần được tạo nên bởi một không gian núi rừng tại đây. Đỉnh núi cao nhất nằm về phía Nam có tên gọi là đỉnh Hòn Đền, cao 730 mét so với mặt nước biển. Theo sử sách ghi lại, Hòn Đền có một vị trí rất quan trọng trong tâm thức của cộng đồng cư dân Chămpa xưa. Được xem là đỉnh núi thiêng ở thánh đô Mỹ Sơn. Những cuộc khảo sát gần đây cho thấy đỉnh núi cao nhất trong vùng này đã có dấu vết con người ngàn năm về trước, là biểu tượng tâm linh về một thế đất để các vương triều Chămpa chọn lựa vị trí xây dựng đền thờ theo giáo lí Hindu. Nhiều câu chuyện mang tính thần thoại lưu truyền trong dân gian được thêu dệt từ chính sự hùng vĩ của ngọn núi này. Những giải thuyết cho rằng Hòn Đền là ngọn hải đăng cho những đoàn thuyền buôn qua miền biển Đông ghé vào vùng Quảng - trước kia là miền đất Amaravati - lấy nước ngọt cũng như cập cảng Cửa Đại để trao đổi, giao thương. Từ cù lao Chàm nhìn về Hòn Đền trông như một búp măng khổng lồ nhô lên giữa trời đất. Từ quốc lộ 1A, Trà Kiệu nhìn lên Hòn Đền trông như đầu con chim lớn đang vươn mình sãi cánh cõng đất trời về biển Đông. Hay từ hướng Nông Sơn, Trung Phước nhìn qua sự kết hợp giữa Hòn Đền và Hòn Dung bên cạnh càng làm cho bức tranh núi rừng thêm hoàn hảo, nên thơ.

 alt

Bản đồ Quy hoạch tổng thể Mỹ Sơn

Với một diện tích rừng được khoanh vùng bảo vệ, Mỹ Sơn trở thành khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú. Vốn đây là dãy núi ăn xuống của Trường Sơn thượng ngàn và trước kia nằm trong địa bàn phân bố rừng, nên với diện tích rừng còn lại ở Mỹ Sơn hiện nay là nơi cư trú và lẫn trốn của nhiều loại động, thực vật. Chưa có một bảng thống kê chi tiết về số loại động, thực vật có mặt ở đây. Riêng rừng nhiệt đới có một số loài cây gỗ có giá trị cao như gụ, cẩm lai, sao đen, tràm thị, gõ đỏ, lim xanh… được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm. Đặc biệt có nhiều loại địa lan, thạch lan, mộc lan… được tìm thấy. Động vật với nhiều loại bò sát, gà rừng, gà gô đến các loại thú như heo rừng, mang lớn, chồn... nhiều loại động vật có trong sách đỏ Việt Nam như tắc kè bay, gà gô chân đỏ… Đây cũng là địa bàn cư trú của nhiều loại chim thiên di như cu xanh, cò...
Địa hình núi đồi tạo cho suối ở Mỹ Sơn có một dòng chảy với chiều dài hàng chục km, có đoạn chảy qua nhiều ghềnh đá trước khi đổ ra đập Thạch Bàn. Điều còn lại ở Mỹ Sơn là tính nguyên sơ ở khu di tích chưa bị phá vỡ nhiều. Những địa danh Nà Thắng, Đầm Lớn, Ô Vuông... vẫn ở trong tâm thức của người dân địa phương. Tháng 12/ 1999 trong cuộc họp xem xét hồ sơ công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới. Tổ chức UNESSCO đã khuyến cáo địa phương tìm cách bảo tồn cảnh quan nguyên thuỷ núi Chúa – Hòn Đền, yếu tố góp phần làm nên tên gọi và vẻ đẹp ở Mỹ Sơn.
                                        alt
                           Bẫy động vật tại rừng đặc dụng Mỹ Sơn - Hòn Đền
Hiện nay, đề án quy hoạch tổng thể cảnh quan di tích Mỹ Sơn được chính phủ phê duyệt. Trong khi đó những dấu hiệu về sự xâm thực của con người về tính nguyên sơ của Mỹ Sơn đang bị đe doạ.  Diện tích rừng nguyên sinh bị xâm hại. Hàng ngàn bẩy thú ở rừng Mỹ Sơn được bảo vệ Ban quản lí Mỹ Sơn thu giữ. Trình trạng người dân ở xung quanh Mỹ Sơn và huyện Nông Sơn vào rừng đốt than, đặt bẩy còn diễn ra...Trước những tác động có nguy cơ ảnh hưởng đến cảnh quan nguyên thuỷ Núi Chúa – Hòn Đền, ngoài công tác tuần tra bảo vệ, giáo dục di sản đến người dân sống trên địa bàn. Không gian Mỹ Sơn cần lắm một ý thức bảo tồn từ cộng đồng.
 
                                                                                Văn Khoa
                                                  Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn
 
 
 
 
 

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19798715
Hôm nay
Hôm qua
2836
10160