A+ A A-

Phát hiện tượng Lin Ga mới ở Mỹ Sơn


PHÁT HIỆN HIỆN VẬT QUÝ HIẾM MUKHALINGA TẠI MỸ SƠN

Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn( Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam) – Thánh đô có thời gian xây dựng và thờ tự từ thế kỷ IV – XIII,  gần như liên tục  dài nhất so với các di sản văn hóa khác ở Đông Nam Á. Đa dạng về kiểu thức kiến trúc, phong phú về phong cách nghệ thuật điêu khắc trang trí (6 phong cách). Số lượng đài thờ Linga-Yoni đa dạng và phong phú. Với bao biến thiên của lịch sử, thời gian, chiến tranh không những  kiến trúc bị phá hủy thành những phế tích mà nhiều hiện vật trang trí, đài thờ, tượng thờ…cũng cùng chung số phận hư hỏng, tàn phá, vùi lấp…một số hiện vật được đưa về các bảo tàng trong và ngoài nước, với 1009 hiện vật qua sổ kiểm kê hiện tồn ở Mỹ Sơn là con số khiêm tốn so với quy mô đồ sộ của khu di tích. Vẫn còn tiềm ẩn một số lượng lớn trong lòng đất.

 

Đầu tháng 11 vừa qua trong lúc khảo sát chống xói lở đề phòng đợt mưa lớn, bộ phận Bảo tồn Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn đã phát hiện một Linga dạng Mukhalinga khác lạ và quý hiếm.

altVới vị trí khai quật góc Đông Bắc khu E, gần tháp E8, E9. Mukhalinga được tạc từ khối đá sa thạch màu vàng nâu, hạt liên kết to, đá có đường vân khá lạ và đẹp. Linga cao 126,5cm, rộng 41,5cm, dày 41,5cm gồm 3 phần tròn, bát giác và vuông gần như bằng nhau về chiều cao. Phần tròn có chạm nổi một đầu tượng nhô hẳn ra khỏi khối tròn, đầu tượng cao 21,5cm, rộng 13,5cm. Đầu có búi tóc cao 5,5cm, tráng rộng đứng, khuôn mặt thanh tú, đôi mày cong hơi nhô ra, mắt nhìn xuống trông vẽ hiền từ, sống mũi thẳng, miệng có ria mép, hai môi cân dày mím lại, cằm chẻ, vành tai trên ngang mày, dái tai trễ xuống ngang cằm, phần cổ ưỡn cong nối liền với đoạn gờ đứng của Linga. Có lẽ gương mặt phỏng theo thần thái của một vị Vua Chăm đã được phong thần mà trước đó vị Vua này đã có nhiều công đức đóng góp cho Vương quốc Champa. Phần bát giác có các mặt cạnh đối xứng bằng nhau, hai cạnh liền kề không bằng nhau (18cm-16,5cm). Phần vuông có mỗi cạnh 41,5cm. Sau đầu tượng là những đường vân đá cong, hình cánh cung tương đối đều nhau, vị trí đầu tượng được đặt giữa những đường vân đá theo trục đứng làm tôn vẽ đẹp trang trọng, có lẽ đây là chủ ý của nghệ nhân xưa.

Về chất liệu: Mukhalinga làm từ đá sa thạch vàng nâu, độ liên kết hạt yếu, hạt to, thô. Dưới tác động của nước, gió dễ bị mòn mờ, chất liệu đá giống với những khối đá đài thờ, mi cửa, chân trụ tháp E1 thế kỷ 8, Những công trình như C7, A’ , F1… có niên đại từ thế kỷ 8, 9.

 Về phong cách nghệ thuật: Đầu tượng ở Mukhalinga được chạm tròn nổi hẳn ra ngoài, khuôn mặt thanh thoát, nhưng đường nét vẫn còn thô chưa đạt đến sự hoàn mỹ như những đầu tượng, mặt thần ở thế kỷ 10, thời kỳ cực thịnh của kiến trúc, điêu khắc Chămpa. Lại càng khác xa những tượng thần thế kỷ 12, 13 bị chìm dần vào trong như mặt người trên tấm lá nhỉ tháp H1 có ký hiệu O3.MS.D.287 hay đầu tượng Mukhalinga ở Po klaun Giarai…

Về vị trí khai quật và dấu vết thời gian trên hiện vật: Khai quật ở khu E, hiện vật khá bị mòn, mờ, quan sát kỹ phần tròn bị mòn mờ khá nhiều, kế đến là phần bát giác, phần vuông ít bị mòn mờ hơn. Phía trước (có mặt thần) bị mòn mờ hơn phía sau. Điều này cho phép chúng ta đoán định: Một là trước khi bị vùi lấp ở tư thế đứng trong thời gian nhiều thế kỷ ở ngoài trời bị mưa gió tác động trực tiếp, phải chăng ngôi đền bằng gỗ của Linga này bị hư hỏng từ rất sớm; Hai là sự mòn, mờ của hiện vật như đã nêu trên là do được sử dụng rất nhiều lần trong nghi lễ tắm rửa linh vật bằng nước thiêng, qua thời gian dài dẫn đến sự mòn, mờ. Chúng tôi thiên về ý thứ hai này nhiều hơn bởi khi quan sát kỹ những Linga muộn hơn thường được tạo tác trên khối đá xanh cứng, cố kết hạt mịn hơn, thì mặt tròn ở trên, ở trước cũng bị mài mòn phẳng, nhẵn hơn các vị trí

 khác trên cùng một Linga.

altVới những phân tích các yếu tố như vị trí phát hiện, chất liệu và cách thức tạo tác, dấu vết thời gian…. Chúng tôi đưa ra đoán định Linga này có niên đại thế kỷ 8, 9. Ông Hồ Xuân Tịnh – Phó giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch người nhiều năm làm việc, nghiên cứu về văn hóa Chăm Mỹ Sơn. Sau khi tiếp xúc với Mukhalinga đã đưa ra nhận định: “Đây là Mukhalinga cực kỳ quý hiếm, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 8”. Và cũng nhắc lại nhận định của kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học người Pháp H.Parmentier: “Nếu kể cả những ngôi đền đã từng hiện hữu ở Mỹ Sơn thì số kiến trúc có thể vượt xa 70 công trình kiến trúc so với kiểm kê ban đầu”. Ông Nguyễn Công Hường – Trưởng Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn cho rằng: “ Đây là một báu vật có giá trị nhất trong số nhưng hiện vật Mỹ Sơn hiện có”.  Với những đoán định ban đầu, chúng ta cần có thời gian tra cứu và chờ đợi tham khảo thêm nhiều ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm mới có thể nêu ra kết luận chân xác về những giá trị và niên đại Mukhalinga này.

 

 Hoàng Thơ - Văn Minh

           

 

 

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18665479
Hôm nay
Hôm qua
3161
2944