Xưa nay, mọi
người chỉ biết đến thuật ngữ làm cầu qua sông, chưa từng nghe làm đường vượt
sông. Nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng của gần 400 hộ dân ở thôn đảo Đông Bình,
xã Duy Vinh, từ tháng 11 Quý Tỵ 2013 người dân nơi đây tập trung toàn lực đắp
đường vượt sông Bàn Thạch để thuận tiện giao lưu với bên ngoài. Việc làm hy hữu
nầy được người dân trong vùng xem như “ chuyện cổ tích thời hiện đại” chỉ có ở
thôn Đông Bình.
Đông Bình là thôn duy nhất trong tổng số 94 thôn, khối
phố thuộc địa bàn huyện Duy Xuyên giáp ngã ba sông Ly Ly- Bàn Thạch ( thuộc hệ thống sông Thu Bồn) trước khi
đổ vào biển Cửa Đại, bị tách biệt với thế giới bên ngoài bởi tứ bề sông nước
bao quanh.
Trong tâm tưởng các bậc cao niên trong làng vẫn còn
nhớ như in rằng, hơn nữa thế kỷ về trước làng Đông Bình là doi đất khá trù phú,
màu mỡ vươn về phía hạ lưu sông, từng là khu dân cư khá đẹp, với rừng dừa nước
ken dày, mát rượi, nắng hè không rọi được đến gốc, vững vàng chắn sóng biển,
gió bão chở che cho làng. Người dân sinh sống hiền hòa, chân chất bằng nghề
chài lưới và dệt chiếu lát truyền thống. Đông Bình được ví như chiếc nôi của
nghề chiếu lát truyền thống Duy Vinh, với nhiều kiểu dáng tỏa đi muôn phương
tạo nên thương hiệu chiếu lát Duy Vinh nổi tiếng một thời.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dựa vào lợi thế
của thiên nhiên ưu đãi, lực lượng cách mạng thường ém quân trong làng và trong
rừng dừa nước để tấn công sào huyện Mỹ Ngụy đóng tại Hội An. Sau nhiều lần bị
đột kích tơi bời, liên tục từ những năm từ 1968 đến 1972 bọn địch điên cuồng
dùng tàu chiến, nhân lực đến đào bới phần đất nối liền giữa trung tâm xã với
làng Đông Bình nhằm mục đích cắt đứt giao lưu đường bộ nơi đây, và thông tuyến
để chiến thuyền của địch thuận tiện cơ động kiểm soát. Từ đó, xảy ra tình trạng
sạt lỡ đất ngày càng trở nên nghiêm trọng, làng Đông Bình ngày càng xa với đất
liền hơn. Việc đi lại, giao lưu của người dân với bên ngoài ngày càng lệ thuộc
đò giang cách trở, khó khăn hơn.
Sau ngày quê hương thống nhất, người dân làm cầu tạm
bằng tre để đi lại, nhưng sông mỗi ngày một rộng hơn, cầu phải làm dài hơn,
nhưng chỉ sử dụng được ít tháng mùa nắng, mùa đông lũ lụt, cầu trôi lại phải
lụy đò giang. Hằng năm làm cầu tre mới, quá tốn kém người dân có sáng kiến làm
cầu phao nhằm thuận tiện đi lại trong màu nắng, tháo gỡ bảo quản trong màu lũ
lụt, nhưng vẫn không khá hơn là bao. Kinh tế người dân vì thế mà khó phát triển
đi lên, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Không thể cuối đầu lầm lủi chấp nhận thực trạng nầy,
sau nhiều năm trăn trở, suy nghĩ đến thời điểm chín muồi, nhân dân Đông Bình hạ
quyết tâm đồng lòng đóng góp tiền của, công sức đắp bằng được tuyến đường lịch
sử vượt sông Bàn Thạch để thuận tiện giao lưu với bên ngoài. Thống nhất đề cử
ông Lê Hoặc, người cao tuổi có uy tín trong thôn làm Trưởng ban xây dựng đường.
Đúng như lời ông bà xưa dạy “ Tam ngu thành hiền”,
bằng tất cả kinh nghiệm lâu đời của người dân vùng sông nước và lòng nhiệt
huyết sục sôi trong huyết quản, người dân trong thôn tự khảo sát, chọn đoạn
sông cạn nhất và ngắn nhất giữa 2 thôn Đông Bình-Hà Mỹ rộng trên 250 mét để làm
đường. Cử người đi khắp nơi mua trên 3.000 cây tre để làm đường. Phần lớn tre
cây được cắt làm đôi, phần gốc dùng máy bơm nước xói cát để đóng cọc sâu vào
lòng sông 2 mét, thành 2 dãy cọc dày song song cách nhau 16 mét. Đầu cọc tre
hơi nghiêng chụm vào nhau, phía trong cột cố định vào các cọc tre bằng hàng
trăm tấm trục trịch đan bằng thân tre chẻ tư, và trãi bạc ni lông để đổ cát từ
đáy sông cao mặt đường rộng 12 mét. Trên tuyến đường nầy chừa lại khoảng 30 mét
làm cầu giao thông, để nước sông lưu thông và ghe thuyền nhỏ qua lại.
Trong những ngày đầu tháng 11 âm lịch, bất chấp thời
tiết rét lạnh, mỗi ngày có đến hàng trăm lao động tham gia làm đường, ai cũng
tự giác lao xáp vào công việc. Ông Lê Hoặc là một trong những người lăn lộn,
gắn bó với công trình đường giao thông vượt sông nầy từ ý tưởng đến quá trình
thi công, tâm sự “ Quá sức bức xúc rồi,
người dân Đông Bình chúng tôi đến giờ không chịu đựng nỗi nữa, mọi người phải thắc lưng buộc bụng. Nhiều người hiện
trong nhà họ thiếu gạo, thiếu tiền mua mắm, nhưng vẫn đi mượn, đi vay để đóng
góp làm đường, nhà nào có 1 bụi tre, 2 bụi tre cũng hiến cho thôn làm đường”.
Dự kiến để làm được tuyến đường nầy vị chi phải tốn trên 300 triệu đồng tiền
mua vật tư,và thuê máy móc; còn nhân
công thì huy động người dân làm. Tiền thì tùy theo điều kiện và tinh thần tự
giác của mọi người mà đóng góp. Thực tế vận động tất cả các hộ trong thôn đều
tích cực tham gia. Có gia đình vì khó khăn quá chỉ đóng góp 500 ngàn đồng tiền
mặt, nhưng gát lại việc làm thuê để tham
gia trên nữa tháng công làm đường. Hòa quyện cả nghĩa vụ lẫn tinh thần trách
nhiệm thì không thể đo đếm bằng giá trị vật chất được”, ông Hoặc tâm
sự.
Ông Võ
Đức Thịnh, bị liệt hai chân, việc vận động rất khó khăn, chỉ quanh quẫn trong
nhà dệt chiếu, vợ đi làm mướn tại Hội An để kiếm tiền nuôi 3 con đang tuổi ăn
học. Nhưng khi nghe chủ trương của thôn quyết tâm làm bằng được tuyến đường
vượt sông để người dân đỡ khổ, ông liền hồ hởi đóng góp bụi tre và 500 ngàn
đồng để chung tay góp sức làm có đường,
con em đi học dễ dàng, tháo gỡ đói nghèo.
Những
ngày thi công làm đường giao thông vượt sông Ban Thạch nầy, thôn Đông Bình
giống như ngày hội làng. Không chỉ nam giới dầm mình dưới nước cật lực lao
động, làm việc; mà cả thôn cũng rộn ràng, nao nức. Người già sức yếu thì động
viên, trẻ nhỏ thì rót ca nước; phụ nữ thì nấu bát cháo nóng, mua tô bún, lo bữa
nữa buổi cho các anh no lòng, thêm gắng sức.
Tôi tỏ ý e ngại về tính bền vững của tuyến đường vượt
sông nầy trong những kỳ lũ lụt sắp tới, ông Nguyễn Văn Năm- Bí thư Đảng ủy xã
Duy Vinh cũng là dân Đông Bình, tỏ ra rất tin tưởng bởi cũng ở trên dòng sông
nầy, nhiều bờ bao ao tôm bề mặt chỉ rộng 3 mét, dài trên 800 mét vẫn đứng vững
qua nhiều mùa lũ lụt rồi. Nay tuyến đường nầy được làm vững chắc hơn nhiều lần,
ta-luy có cừ tre chắn sóng, độ cao mặt đường tương đương với đường trong khu
dân cư sẽ không cản nước lũ, nhất là mặt đường sẽ được trồng cỏ và lót bê tông
chống xói, chắc chắn tuyến đường nầy sẽ an toàn khi xảy ra lũ lụt.
Bí thư huyện ủy Nguyễn Văn Khương và Chủ tịch UBND
huyện Nguyễn Công Dũng nghe tin, tức tốc đếm thăm tỏ ra rất phấn khởi trước sự
kiên cường và quyết tâm của bà con. Đồng thời, hứa với bà con, dù ngân sách
huyện có eo hẹp nhưng huyện sẽ tìm mọi cách để làm cho bà con cây cầu trên
tuyến đường vượt sông, vô tiền khoáng hậu nầy. Người dân Đông Bình, Duy Vinh
đang làm nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại trên đất Duy Xuyên ./.
====== T.P( Phi Thành-Văn Giác)