A+ A A-

Nơi hội tụ của dòng sông

alt
Sông Thu Bồn - Quảng Nam, đoạn chảy qua huyện Nông Sơn, Điện Bàn, Hội An và Duy Xuyên có tên gọi chính thức là Thu Bồn. Địa phận huyện Duy Xuyên, sông Thu Bồn có điểm đầu thuộc xã Duy Thu xuôi về biển qua nhiều bãi biền, hợp lưu với nhiều chi lưu tạo nên cho dòng sông những bến bãi, xóm làng, chợ chiền…
 

      Dòng sông đã mang lại phù sa bồi đắp những cánh đồng rộng lớn, góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp xứ Quảng Nam. Khi còn những cách trở về địa lý, sông Thu Bồn là con đường thông thương buôn bán trao đổi giữa miền xuôi và miền ngược, giữa vùng đất khu Tây Quảng Nam với đồng bằng, phố thị. Tồn tại như một thực thể giữa đất và người Quảng Nam, Thu Bồn đã trở thành dòng sông di sản, chứa đựng lớp trầm tích văn hóa. Dòng sông là con sông chính và quan trọng của tiểu quốc Amaravati (vùng Quảng Nam) trong suốt thời kỳ lịch sử của Chămpa cũng như người Việt sau này, là con đường muối tỏa đi các vùng miền Tây Quảng Nam đến cả vương quốc Ai Lao (Lào ngày nay). Lịch sử đã chỉ ra tất cả các nền văn minh cổ xưa đã được hình thành trên những dòng sông và chính các dòng sông đã nuôi lớn những nền văn minh. Nền văn minh Chămpa, một vương quốc có nền kinh tế chính là hải thương được phát triển dựa trên những cảng thị thì vai trò của dòng sông đã trở thành mạch máu quan trọng. 

alt
Theo nhà nghiên cứu Chămpa Trần Kỳ Phương, trong việc chọn lựa một nơi xây dựng thánh đô Mỹ Sơn, sông thiêng Thu Bồn (còn gọi là Mahadani trong văn bia Chàm) tượng tương cho nữ thần Ganga - Vợ của thần Siva. Tiểu quốc Amaravati được hình thành dựa vào sông Thu Bồn, tại đây người Champa đã thiết lập ba trung tâm chính đó là một cảng-thị ở vùng cửa sông, trung tâm kinh tế; một kinh đô ở vùng Trà Kiệu, trung tâm quyền lực hoàng gia; một thánh đô tại Mỹ Sơn, trung tâm tín ngưỡng hoàng gia. Với quảng sông rộng, những cánh đồng bên sông phù sa trù phú, là nơi phát triển các loại cây ngắn ngày, trồng dâu nôi tằm, nơi các sản vật được đem trao đổi giữa vùng, miền đến cảng thị Đại Chiêm, với những chuyến đi xa đến Ấn Độ, Trung Hoa, góp phần hình thành con đường tơ lụa nổi tiếng trên biển. 

Trên suốt hình trình của dòng sông về không gian và thời gian, vùng đất Duy Xuyên có thể xem là nơi còn chứa bao dấu tích về sự phồn thịnh của nền văn minh gắn với con đường giao thương sầm uất này. Tại quãng sông thuộc Khu Tây Duy Xuyên nơi gắn với thánh đô Mỹ Sơn, là nơi hợp lưu của các nhánh sông như Vu Gia, Quảng Huế… Dòng sông mở rộng với nhiều nơi chiều rộng lên đến gần 1km. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại thuyền có trọng tải lớn lưu thông. Vùng đất trở thành nơi gặp nhau trao đổi buôn bán. Thuyền từ vùng Đại Lộc mang theo sản vật mía đường, mật ong, măng rừng đến. Thuyền từ Nông Sơn xuống mang theo trầm hương, gỗ quý từ bạt ngàn Trường Sơn về. Trung tâm thương mại mọc lên trên suốt bến sông. Hàng được gom về đến cửa Đại (Hội An) theo thương nhân đi khắp thế giới. Đời sống kinh tế vùng đất gắn với thương nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp. Đã có giả thuyết được đặt ra về cơ cấu kinh tế vùng đất này ngày trước, về việc hình thành một nền thương nghiệp, thủ công nghiệp rồi đến nông nghiệp. Đáng tiết những nghiên cứu này chưa được đi sâu tìm hiểu, nhưng với những lập luận về đường sông, về các nguyên liệu cây trồng, tài nguyên rừng thì vùng đất này trước đây đã tồn tại nhiều cơ cấu kinh tế khác nhau. Những dấu tích về nền thủ công nghiệp không còn, chỉ được nhắc đến với những làng gốm truyền thống ngày nay như gốm La Tháp, An Hòa, khai thác dầu rái Phương Trạnh, đánh cá, khai thát thổ sản Phú Thuận… Hai bên sông còn lưu dấu các cảng thuyền như cảng Bến Dầu buôn bán mặt hàng dầu rái, cảng Bến Than buôn bán than củi…
          Đời sống văn hóa vùng đất gắn liền với các lễ hội, tín ngưỡng. Tại thôn Thu Bồn Tây xã Duy Tân diễn ra lễ hội Bà Thu Bồn vào ngày 12/2 âm lịch gắn với Lăng Bà Thu Bồn. Lễ hội lăng Bà là lễ hội thể hiện sự giao thoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống và tồn tại trên chính dòng sông mẹ này. Nhiều di chỉ khảo cổ học, di chỉ mộ chum được khai quật bên bờ sông đã chứng minh về ý nghĩa của dòng sông không chỉ gắn với đời sống vật chất mà còn với cuộc sống tâm linh của người dân nơi đây. Đó là di chỉ Gò Dừa, di tích Ngõ Ông Phật (Kiệt Hời), Chiêm Sơn… 

Trải qua thời gian, kinh tế vùng đất khu Tây phát triển, giao thông đường bộ thay thế đường sông. Dòng sông mất dần vai trò con đường thông thương. Với người dân Duy Xuyên, Thu Bồn vẫn là mạch máu chảy trong huyết quản, nơi mà những thăng trầm vui buồn về một dòng sông vẫn gắn với cuộc đời họ. Đường giao thông được mở bên sông, chợ chiền vẫn họp bên mép sông.

alt
Theo thống kê thì ít có nơi nào trên một dòng sông mật độ tồn tại nhiều chợ như đoạn sông Thu Bồn này. Chợ nhiều không kể, Phú Đa, Thu Bồn, Mỹ Lược, Chợ Cổng, Chợ Than, Kiểm Lâm, La Tháp… phía bên kia sông là Phú Thuận, Quảng Huế, Gò Nổi… Chợ bên này đông vào buổi sáng thì bên kia vào buổi chiều và ngược lại.  Các mặt hàng trao đổi cũng đa dạng từ nông nghiệp, thủ công... 

Dọc theo quãng sông, những chứng tích về tên đất, tên người kiên trung bất khuất ghi dấu một giai đoạn lịch sử hào hùng của quân và dân nơi đây. Tượng đài chiến thắng Mỹ Lược, tượng đài chiến thắng Thu Bồn, Đức Dục, mộ Chu Cẩm Phong… 

Nhìn từ dòng sông, vùng đất khu Tây Duy Xuyên đã mang trên mình những đặc trưng văn hóa. Nơi hội tụ của những trầm tích văn hóa rõ nét nhất

Văn Khoa

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19839320
Hôm nay
Hôm qua
937
20945