Thời gian gần đây,
làng chài Thuận An còn nổi lên như một điểm đến hấp dẫn đối với du khách. Đặc
biệt khi cây cầu Cửa Đại vắt ngang qua biển nối liền vùng quê nghèo Thuận An
với Hội An, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp đến với vùng đất này.
Nếu có dịp tách khỏi
phố cổ Hội An đông đúc để đến làng chài cuối dòng sông Thu Bồn, du khách sẽ
được trải nghiệm một không gian du lịch làng quê nguyên sơ, êm ả, thanh bình,
quyến rũ đến kỳ lạ.
Hãy thử một
lần đến làng chài Thuận An, bạn sẽ không thể nào quên vẻ đẹp của những ghe
thuyền, những chiếc mủng tre đậu trước cửa nhà chờ đợi chuyến ra khơi
mới. Càng không thể quên cảm giác bồng bềnh trên sóng nước cùng gương mặt
thân thiện của những ngư dân đôn hậu và cả mùi cá hấp nồng nàn hương vị biểnCác
hộ dân tại làng chài hầu hết sống bằng nghề đi biển, đánh cá. Khi màn đêm dần
buông xuống, người dân chài Thuận An nhổ neo ra khơi câu mực, kéo lưới bắt cá.
Theo chân ngư dân,
dưới ánh trăng thanh du khách có thể thỏa mình với sóng, nước. Song
điều thú vị nhất là tự tay bắt được những con cá, con tôm mắc lưới rồi chế
biến, thưởng thức các loại hải sản mình đánh bắt được.
Sau một đêm vất vả,
tàu bắt đầu cập bến. Ngày nào cũng vậy, trời chưa hừng đông đã nghe tiếng í ới
gọi nhau, bước chân thình thịch của những người phụ nữ đi về hướng cảng
bắt đầu phiên chợ làng chài.
Dạo phiên chợ cá sẽ là dịp để chiêm ngưỡng được
bức tranh chân thật nhất về cuộc sống của ngư dân. Ngoài khơi, các ghe
thuyền sau một đêm khai thác vội vã vào bờ tiêu thụ sản phẩm. Trên bờ người mua
ngóng đợi, chờ sẵn, nhộn nhịp, tấp nập.
Khi mặt trời vừa ló
lên khỏi mặt biển phía Cửa Đại là lúc những lò hấp cá lại hối hả đỏ lửa.
Nghề làm cá hấp
tại làng chài có từ lâu đời. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu có về
tài nguyên biển, mấy năm trở lại đây nghề làm cá hấp nơi
này phát triển khá mạnh và đã có thương hiệu trên thị trường.
Mỗi ngày hàng
chục tấn cá hấp được vận chuyển lên các vùng núi cao trong tỉnh như Đông Giang,
Nam Giang, Đại Lộc, Phước Sơn để tiêu thụ và xuất khẩu sang Lào,
Campuchia…
Nghề hấp cá không chỉ
là nghề kiếm cơm, mang lại cuộc sống sung túc cho các hộ dân mà còn
là một trong những điểm thu hút khách du lịch.
Dưới cái nắng sạm da,
hàng chục công nhân hối hả đưa những mẻ cá hấp vừa mới ra lò đang bốc khói
nghi ngút ra sân phơi. Lẫn trong tiếng í ới gọi nhau là bóng dáng những
đàn ông, đàn bà bàn tay rám nắng đang bê hàng chục rổ cá tươi nguyên từ
tàu đánh cá vào lò...
Nếu có mặt đúng thời
điểm lò đang hấp cá không những được tận mắt chứng kiến sức sống của
một làng nghề truyền thống mà bạn còn được trực tiếp được trải
nghiệm, tìm hiểu cả quy trình hấp cá...
Muốn tạo ra được
những tấn cá hấp ngon, thu hút nhiều đơn đặt hàng của nơi khác, quan trọng nhất
là khâu chế biến phải giữ được sự uy tín cao. Các chủ lò thường chọn ngay
cá vừa cập bến, sau đó mang đi rửa sạch rồi ướp muối.
Trong quá trình hấp
cá phải cho lửa cháy đều để cá chín cùng lúc. Thường cá hấp 15 - 20 phút sẽ chín.
Các vỉ cá mới hấp xong bốc khói nghi ngút và mang mùi thơm nức đặc trưng khiến
ai một lần ghé thăm cũng khó quên.
Dọc làng chài là hàng
nghìn vỉ cá phơi mình trong cái nắng hè chói chang nơi cửa biển miền
Trung. Nhiều du khách không thể không mua vài ba ký cá hấp mang về
làm quà cho bà con xóm giềng, bạn bè…
Thanh Ly ( Báo Tuổi trẻ)