Làng chiếu Bàn Thạch nằm trên một doi đất dài thuộc thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
Nơi đây, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây cói xanh tốt quanh năm. Từ thửa mới đặt chân đến lập làng, người dân Nga Sơn (Thanh Hóa) đã cải tạo vùng đất màu mỡ này thành ruộng, bãi bờ ven sông thành đồng cói để phát triển nghề dệt chiếu.
Đã hơn 400 năm, trước bao thử thách nghiệt ngã của cơ chế thị trường, làng chiếu Bàn Thạch vẫn ngày đêm lách cách tiếng khung cửi với những con người đang miệt mài giữ lửa cho nghề
Con đường bình yên dẫn vào làng chiếu Bàn Thạch
Những bãi cói tươi tốt dọc bên dãi đất bồi, nguồn nguyên liệu dồi dào nuôi sống làng nghề
Người dân Bàn Thạch tất bật với mùa thu hoạch cói
Dệt chiếu đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và lòng yêu nghề của người thợ. Một ngày làm chăm chỉ, thợ chiếu có thể dệt được 3-4 chiếc, với giá trung bình mỗi chiếc 80.000 đồng
Chiếc chiếu thành phẩm là thành quả lao động của cả nhà
Sau khi dệt xong, chiếu được gỡ ra khỏi khung cửi, phơi trên những con đường làng uốn khúc.
Tấp nập chợ chiếu vùng quê, nơi phản ánh phần nào nếp sinh hoạt của người dân Bàn Thạch
Chiếu theo chân người đi đến nhiều địa phương khác.
Văn Thi Hoàng