Khi chúng tôi tìm đến nhà thăm cô Phan Thị Yên, ở thôn Hòa
Nam, xã Duy Trung, là cựu giáo chức, ủy viên thường trực Hội người cao tuổi xã,
thì mới biết tin cô bị bệnh vừa đi điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng.
Cô con gái
út Lê Thùy Dương tâm sự: “ Lúc còn làm
giáo viên mẹ đi mãi, nay về hưu rồi mà chẳng thấy mẹ nghỉ, hết họp hội lại tìm
gặp các chú, các bác; rồi đi vận động quyên góp xin tiền, quà cho các cháu học
sinh nghèo, bảo mẹ ốm yếu đi ít ít thôi, nhưng bà đâu có chịu nghe nói là
thương các cháu quá”.
Ông Huỳnh Tấn Năm- chủ tịch Hội người
cao tuổi xã Duy Trung nói Cứ mỗi lần chuyển trời thì căn bệnh đau khớp lại
hành hạ bà, nhưng bà ấy vẫn cố gắng dự họp
Ban chấp hành hội bàn chuyện gây quỹ khuyến học. Bà có nhiều ý tưởng xây
dựng quỹ rất hay, bản thân tôi và cả ban chấp hành đều rất nể phục”.
Cứ như là cái nghiệp đã vận vào
thân. Năm 1973 cô con gái Đà Nẵng vừa tròn 22 tuổi, tốt nghiệp trường sư phạm
Đà Nẵng về dạy học tại Vĩnh Hà, huyện Điện
Bàn. Đầu năm 1975 kết duyên cùng anh Lê Văn Năm quê Duy Xuyên. Sau ngày đất nước
thống nhất cô Yên theo chồng về thôn Hòa Nam xã Duy Trung tiếp tục nghề dạy
học. Những năm đầu cuộc sống tuy kham khổ, nhưng gia đình cô rất hạnh phúc. trong nhà luôn rộn
rã tiếng cười đùa của các em học sinh tiểu học. Nhưng cuộc vui “ ngắn chẳng tày gang”, năm 1983 anh Năm
lâm bệnh nặng qua đời, để lại cho cô 4 đứa con thơ dại, đứa lớn mới 9 tuổi đầu,
đứa nhỏ nhất mới tròn 5 tháng tuổi.
Thời điểm ấy lương giáo viên rất thấp,
không đủ nuôi sống 5 mẹ con. Có người cám cảnh gia đình mẹ góa, con côi thơ dại, nhà ở dột nát khuyên
cô bỏ nghề dạy học ra buôn bán để cuộc sống khấm khá hơn. Nhưng cô vẫn gắn bó với
nghề, ngày ngày vẫn lên lớp dạy bảo các em học sinh. Sau tiếng trống tan trường,
cô lại tất tả ra đồng chăm sóc 2 sào lúa,
chăn nuôi heo, gà để tăng thêm thu nhập nuôi con. Đêm tối sau khi các
con yên giấc, cô mới chấm bài, soạn giáo án cho bài giảng ngày mai. Mỗi đêm cô
chỉ ngủ được dăm tiếng đồng hồ. Nhiều năm liền nhịp sống của cô Phan Thị Yên cứ
tất bật mãi, cộng với ăn uống kham khổ đến nỗi té xỉu trên trên bục giảng. Các
con của cô sớm khôn trước tuổi, nhìn thấy mẹ vất vả nên tự chăm sóc lẫn nhau, đứa
lớn bày đứa nhỏ học và tự lo tắm giặc, cơm nước, đỡ đần cho mẹ.
Năm tháng dần trôi, cô giáo Phan Thị
Yên vẫn vững vàng trên bục giảng, được Ban giám hiệu trường tiểu học Duy Trung
chọn bồi dưỡng cho các em học sinh giỏi, đạt giải cao cấp huyện, cấp tỉnh. Bản
thân cô được các cấp chính quyền và ngành giáo dục và đào tạo khen tặng các
danh hiệu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “ Lao động giỏi”; “ Giáo viên giỏi”;
“chiến sỹ thi đua cơ sở”; được Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo tặng thưởng kỷ
niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt vào năm 2007 cô Phạm Thị Yên là một
trong số ít người ở tỉnh Quảng Nam
được Trung ương Hội khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen Gia đình khuyến
học tiêu biểu. Đó là sự ghi nhận sự gắn bó và nỗ lực của cô Phạm Thị Yên trong
công tác giáo dục, chăm sóc, lo toan cho các thế hệ học sinh, trong đó có việc
nuôi dạy cả 4 người con đều học hành tiến bộ với thành tích 4 em cả 12 năm học
đều đạt khá, giỏi; thi đỗ cao đẳng, đại học, có việc làm ổn định. Em Lê Hoàng
Nam noi gương mẹ, sau khi ra trường làm ngành cơ khí ở thành phố Hồ Chí Minh, lại
quay về hỗ trợ, tặng quà một số em học sinh ở quê hương hoàn cảnh khó khăn v.v…
Điều đáng nói là sau hơn 30 năm làm
nghề dạy học, năm 2005 về hưu nhưng cô Phan Thị Yên không hề nghỉ. Cô vẫn xông
xáo, nhiệt tâm, nhiệt tình với công tác xã hội, vẫn lặn lội với công tác khuyến
học, khuyến tài của địa phương được đông đảo cán bộ, nhân dân yêu quý, trân trọng.
Khi chúng tôi có ý định viết bài về cô
đăng tập san nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội khuyến học huyện, thì cô lại nhẹ
nhàng từ chối: “ việc cô làm chẳng đáng
là bao, cứ luôn nghỉ về các cháu học sinh đang cần giúp đỡ, cô bỏ chút ít thời
gian, công sức. Âu cũng là niềm vui của mình đó mà”.