Mỹ Sơn là “khobáu cổ hoành tráng” vô cùng hiếm còn sót lại trên đất nước ta. Đến đây, dukhách sẽ được thưởng thức đầy đủ nét văn hóa Ấn Độ, Chămpa hòa quyện tài tình do cha ông chúng ta xây dựng.
Đến Mỹ Sơn, du khách không thể quên điệumúa Chămpa. Đầu tiên là hoạt cảnh múa Doa pu (đội nước) với bốn cô gái Chămtrong bộ y phục cổ truyền: áo dài trắng, quần trắng (tà áo và gấu quần viền hoavăn màu); đội khăn trắng; vắt chiếc khăn màu đỏ nhạt qua vai; tay ôm bình nướcnhư những nàng trinh nữ đoan trang. Và trong tiếng trống Paranưng, tiếng kènSaranai và một số nhạc cụ cổ truyền khác, các thiếu nữ uốn thân mình với nhữngbước chân nhẹ như mây. Tiếp đến du khách thưởng thức tài nghệ của cố nghệ nhânTrượng Tốn với tiết mục độc tấu kèn Saranai của ông. Khi các nhạc công quấnkhăn sếu ngang đầu, vận aochăm (áo) và khănbek (váy) giục trống Ghinăng, trốngParanưng, trống Hagărsit, gõ Tămkhet (mõ), chiêng núm và dạo đàn Pani... thìtiếng kèn Saranai trên môi nghệ nhân Trượng Tốn hòa thanh một cách hài hòa. Vàkhi điệu Chàvà đưa tiết mục độc tấu kèn Saranai đến cao trào thì lão nghệ nhânlần lượt tháo rời phần loa, rồi thân, đến khi chỉ còn mỗi cái chuôi kèn, vậy màmạch âm thanh vẫn ngọt ngào, bay bổng như suối reo thác chảy.
Hòa trong âm vang điệu nhạc Chămpa, dukhách như lạc vào một cảnh non bồng trong vũ điệu Apsara. Ba thiếu nữ đội mũđỏ, trùm kín người trong chiếc khăn choàng màu vàng đất xuất hiện. Sau nhiềuđộng tác múa ngoạn mục, bất ngờ các cô vứt nhanh chiếc khăn choàng, để lộ tấmthân trần trắng muốt quấn vải che ngang ngực và mảnh quần đỏ nhỏ ôm gọn bụngdưới, tay và chân quấn vòng vải đỏ. Cả ba uốn lượn những động tác mềm mại, diệukỳ. Sự chuyển động nhịp nhàng, khéo léo của ba vũ nữ trong tiếng nhạc đã tạonên ấn tượng thị giác và xúc cảm tinh thần, cuốn hút khách thưởng ngoạn vàoniềm nhã hứng từ cái đẹp hoàn hảo. Giai điệu nhạc chậm dần và ba cô gái chuyểnđộng nhịp múa chậm theo, rồi hết sức bất ngờ, ba chiếc khăn choàng màu vàng đấtbao quấn nhanh gọn tấm thân ngà ngọc của ba nàng tiên, chấm dứt giấc mộng bồnglai trong lòng khán giả.
Quần thể đền tháp Mỹ Sơn nằm trong mộtthung lũng rộng, bao quanh là núi đồi xanh ngút ngàn. Xưa kia, Mỹ Sơn là nơitập trung lăng mộ của các vị vua Chămpa và những người trong hoàng tộc nênthường được các vương triều Chămpa sau đó tổ chức hành lễ cầu cho các bậc tiênđế sau khi băng hà có thể tiếp cận với thần linh, hoặc cúng tế trong các dịp lễtrọng thể của vương quốc cổ đại này...
Mỹ Sơn là một trong những trung tâm đềnđài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á, là nơi có một không hai ở Việt Nam.Quan sát đền tháp Mỹ Sơn cùng những bức phù điêu, tượng đá sẽ thấy đậm đặc vănhóa tâm linh Ấn Độ. Các nhà khoa học cho biết, có một ngôi đền được cho rằng xâydựng trước tiên ở Mỹ Sơn, vào thế kỷ thứ IV. Nhưng, thật đáng tiếc, hai thế kỷsau, ngôi đền này thành tro bụi sau trận hỏa hoạn lớn. Càng về sau, Mỹ Sơn càngđược xây dựng thêm các đền tháp lớn nhỏ khác để trở thành một quần thể kiếntrúc độc đáo của nhân loại.
Điều đặc biệt là các đền tháp ở đây khônggiống nhau. Nó là một hội tụ kiểu dáng từ cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷVIII), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ IX), kiểu Đông Dương (cuốithế kỷ IX – đầu thế kỷ X)... Thật là một tổng hợp kiểu dáng hết sức đồ sộ và bíẩn, mỗi tháp đền một dáng vẻ uy nghiêm, bí ẩn.
Văn hóa tôn giáo Ấn Độ ngoài kiến trúc cácđền tháp, còn thể hiện qua những di vật đầu tiên tìm thấy tại Mỹ Sơn được làmvào thời đại vua Bhadravarman I (trị vì từ năm 381 đến 413), người đã xây mộtthánh đường để thờ cúng Linga và thần Shiva – thần Hủy diệt và Tái tạo. Đếnnay, nền văn hóa tâm linh này còn tồn tại trên những dòng bi ký bằng chữ Phạncổ. Trong các đền tháp còn dày đặc những phù điêu Linga, Yoni, voi thần Nadin, bòthần Nadin, vũ nữ Apsara với bộ ngực căng tròn gợi cảm qua nhiều động tác, cáccảnh giao hợp giữa nam nữ... Thích thú với những phù điêu, tượng đá nằm bênngoài hoặc bên trong những đền tháp Mỹ Sơn bao nhiêu, khách càng lấy làm kỳ lạbởi những viên gạch xây dựng đền tháp không biết được nung bằng cách nào, vớikỹ thuật xây dựng tháp không dùng chất kết dính.
Dù được xây dựng như thế nào, tựu trung ởMỹ Sơn, thường thấy mỗi cụm tháp gồm một tháp chính (kalan) cùng nhiều tháp phụbao quanh, thường thờ Linga, Yoni hay tượng thần Shiva. Các nhà nghiên cứu chobiết, mặt trước mỗi cụm tháp có một tháp cổng (gopura), kế đó là tiền đình(mandapa) là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Cạnh tiền đình làmột kiến trúc quay mặt về hướng bắc – hướng thần tài lộc Kuvera. Kiến trúc nàygồm một hoặc hai phòng, gọi là Kolsa Grha, là nơi chứa đồ tế nhuyễn cùng cỗ bànđể cúng thần linh. Cổng chính các tháp đều quay về hướng đông để tiếp nhận trọnvẹn ánh sáng mặt trời ban mai. Tháp nào cũng đều có hình chóp. Đây là biểutượng của đỉnh Meru thần thánh, là nơi cư ngụ của các vị thần Ấn Độ giáo. Dùvậy, khách vẫn thấy một số dấu ấn Phật giáo tại lãnh địa Ấn Độ giáo này. Đó làvào thế kỷ thứ X, khi Phật giáo đại thừa trở thành tín ngưỡng chính của ngườiChăm.
=========
Hình ảnh Thánh địa Mỹ Sơn
Thông tin Thánh địa Mỹ Sơn
Vị trí: Mỹ Sơn thuộc xã DuyPhú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70km về phíatây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
Ðặc điểm: Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của vương quốcChămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thầnSiva - Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa.
Những dòng chữ ghi trên tấm biasớm nhất ở Mỹ Sơn, có niên đại khoảng thế kỷ thứ 4 cho biết vua Bhadresvara đãxây dựng một ngôi đền để dâng cúng vua thần Siva- Bhadravarman. Hơn hai thế kỷsau đó, ngôi đền đầu tiên được xây dựng bằng gỗ đã bị thiêu huỷ trong một trậnhỏa hoạn lớn.
Vào đầu thế kỷ thứ 7,vua Sambhuvarman đã xây dựng lại ngôi đền bằng những vật liệu bền vững hơn, còntồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xâydựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Với hơn 70 công trình kiếntrúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trởthành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Vị thần đượctôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadravarman, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên củavùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tínngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên làM.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ 20 này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thôngPháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H.Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêukhắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký vànghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố.
Tiền thân của quần thể kiến trúc Mỹ Sơn cổ kính này, theo văn biađể lại là một ngôi đền làm bằng gỗ để thờ thần Siva Bhadravarman. Nhưng đếnkhoảng cuối thế kỷ 6, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Bức màn lịchsử đã được các nhà khoa học vén dần lên thông qua những bia ký và lịch sử nhiềutriều đại xưa cho ta thấy Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộcChăm suốt từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ 15.
Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ ngườiChăm đã dựng lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chínhthờ Linga-Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo. Bên cạnh tháp chính (Kalan) lànhững tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thờigian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiệnvật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phongcách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thờihuy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa cũng như của Đông Nam Á.
Mỗi thời kỳ lịchsử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần,những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìnchung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần:Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thếgiới thần linh, kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theonghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử... động vật gần gũi với tôngiáo và cuộc sống con người.
Theo các nhà nghiên cứutháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ Sơn hội tụ được nhiều phongcách; mang tính liên tục từ phong cách cổ thế kỷ 7 đến thế kỷ 8; phong cách HoàLai thế kỷ 8 đến thế kỷ thứ 9; phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ 9; phongcách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; phong cách Bình Ðịnh...
Trong nhiều công trìnhkiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m, trong khu vực ThápChùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp cổ Chămpa, có2 cửa ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ thốngcột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen.Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường làhình những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trịnày đã bị không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969.
Sau khi phát hiện rakhu tháp cổ Mỹ Sơn, nhiều hiện vật tiêu biểu trong đó đặc biệt là những tượngvũ nữ, các thần linh thờ phượng của dân tộc Chăm, những con vật thờ cũng nhưnhững cảnh sinh hoạt cộng đồng đã được đưa về thành phố Ðà Nẵng đặt tại bảotàng kiến trúc Chàm. Tuy không phải là nhiều, nhưng những hiện vật này là nhữngtác phẩm nghệ thuật điêu khắc tiêu biểu, nó có giá trị văn hoá của một dân tộc,nhưng hơn thế nữa, nó là những chứng tích sống động, xác thực lịch sử của mộttrong những dân tộc trong cộng đồng Việt Nam giàu truyền thống văn hoá.
Mỹ Sơn đã được trùng tubởi E.F.E.O (Ecole Francaise d’Extreme Orient) trong thời gian từ 1937 đến1944, nhưng khu vực này đã bị bom Mỹ tàn phá nặng nề trong chiến tranh. Đến năm1975 , trong số 32 di tích còn lại, chỉ có khoảng 20 đền , tháp còn giữ đượcdáng vẻ ban đầu. Từ năm 1981 đến 1991, Mỹ Sơn được bảo quản và tu sửa từng phầnvới sự giúp đỡ về chuyên môn của công ty P.K.Z (Ba Lan). Phần lớn các tác phẩmđiêu khắc ở Mỹ Sơn đã được người Pháp thu gom về Đà Nẵng vào những năm đầu thếkỷ 20 và được trưng bày tại bảo tảng Chàm. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCOcông nhận là Di sản văn hóa thế giới tháng 12 năm 1999.