A+ A A-

Tháng 6 này, về Mỹ Sơn dự ngày hội văn hóa Chăm

altLễ hội  “Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V-2013” lần này là dịp kết nối Di sản văn hóa ASEAN  và đây cũng là dịp để tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam và đặc trưng văn hóa Quảng Nam, quảng bá hình ảnh Việt Nam và tỉnh Quảng Nam đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Một khu phố cổ Hội An rêu phong; một khu đền tháp Mỹ Sơn trầm mặc và khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm xnh tươi đầy sức sống sẽ được giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước thông qua những hoạt động trong chương trình lễ hội “Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V”.
Tại khu đền tháp cổ Mỹ Sơn, sẽ diễn ra ngày hội văn hóa Chăm, khai trương bày tháp G sau hơn 14 năm trùng tu, tôn tạo. Kịch bản ngày hội văn hóa Chăm do Hải Liên biên soạn và dàn dựng đã được chỉnh sửa, hoàn tất. Các chức sắc, diễn viên, nghệ nhân đang ráo riết tập luyện. Tất cả đều nôn nao chờ đợi đến sáng ngày 22/6 tới đây bữa đại tiệc văn hóa Chăm đặc sắc được bày ra tiếp đãi quan chức và du khách. Theo ông Nguyễn Công Hường, Trưởng ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn: “ Ngày hội văn hóa Chăm lần này có nhiều điểm mới, hoạt động cháo đón du khách do 50 em học sinh nữ trường THPT Lê Hồng Phong đóng vai chào đón du khách ngày từ Khe Thẻ không phải là hình thức gây ấn tượng mở đầu mà là một trong những nội dung của lễ hội. Du khách sẽ được chào đón, dưa qua cầu Khe Thẻ, hòa vào khung cảnh thiêng của lễ hội”
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam thì cho rằng: “ Văn hóa Chăm cũng là văn hóa dân tộc Việt, vì vậy cần phải được tôn vinh, giữ gìn và có tính hòa đồng với văn hóa của các dân tộc anh em khác”. Dự xem ngày hội văn hóa Chăm diễn ra tại khu đền tháp cổ Mỹ Sơn, du khách trở thành thành viên tham gia lễ hội. Hẳn nhiên, lễ hội văn hóa Chăm không thể thiếu cờ hoa, âm thanh. Kịch bản ngày hội văn hóa Chăm chia làm ba phân đoạn: chào mừng du khách; cõi thiêng và hợp đoàn vui hội. Mỗi phân đoạn có nhiều phiên đoạn. Tất cả được kết nối, diễn ra liên tục từ cầu Khe Thẻ kéo dài đến tận chân tháp G. Du khách sẽ được thưởng thức tiếng hát, điệu múa của người Chăm: hòa tấu nhạc cụ Chăm; hát múa Áp- Sa- Ra; sô lô đơn ca do ca sĩ người Chăm thể hiện; múa tượng tháp(Si va); độc tấu ken saranai và múa trống hội palay Chăm.
Hai hoạt động chính ở Mỹ Sơn là ngày hội văn hóa Chăm và khai trương trưng bày tháp G không tách rời nhau, mà là sự dẫn nối liền mạch và lô gic.
Sau bữa đại tiệc văn hóa phi vật thể Chăm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hình hài một tháp G sau 14 năm miệt mài trùng tu, tôn tạo. Và lại tiếp tục nghi lễ truyền thống của người Chăm được diễn ra, như nghi lễ tẩy uế đất đai và lễ xin mở cửa tháp để du khách vào tham quan. Công tác bảo tồn nhóm tháp G được bắt đầu từ năm 1999, có nghĩa là trước khi Mỹ Sơn được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. 14 năm qua, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay, dưới sự tham gia của các chuyên gia Unesco, Italia,  Viện Bảo tồn di tích, UBND tỉnh Quảng Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn, Dự án trùng tu nhóm tháp G được triển khai với một quy trình nghiêm ngặt và cũng rất tốn kém; và  sau bao nỗ lực kết quả thu được rất tích cực. Hiện nhóm tháp này đã  thoát khỏi nguy cơ đổ sập, các hạng mục quan trọng như chân tháp, đỉnh tháp đã được trùng tu cẩn thận, nguyên mẫu. Theo ông Nguyễn Công Hường, Trưởng Ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn, đây là dự án quốc tế mà phía Việt Nam đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và công nghệ  trùng tu di tích cổ như  quy trình khai quật, sắp xếp, phân loại hiện vật khảo cổ cũng như lập bản đồ quản lý và giám sát các nguy cơ đối với di  tích...  
Chưa hết sau khi được sống trong không gian thiêng liêng phần lễ của người Chăm, du khách sẽ được thưởng thức phần hội với phần ẩm thực dân dã, như dê nướng, bánh binung( bánh chưng), cơm lam ống nứa, nước mắm me và nước dừa trái…, và được nghe đội văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn diễn xướng bài “Người về quê em”.
Không những thế, du khách đến với khu đền tháp Mỹ Sơn trong những ngày diễn ra lễ hội Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V sẽ được mời xem chương trình văn nghệ dân gian Chăm do đội văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn biểu diễn. Tiếng trống Paranưng thì thùng, tiếng kèn Saranai réo rắt, tiếng trống Ghì nằng đầy uy lực và sinh khí của một vương quyền thịnh trị.

Mới đây Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả - Trưởng ban Tổ chức Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V - 2013 đưa kiểm tra công chuẩn bj cho lễ hội Festival tại huyện Duy Xuyên đã đánh giá cao công tác chuẩn bị của huyện Duy Xuyên, yêu cầu địa phương tiếp tục rà soát, kiểm tra khâu chuẩn bị để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng theo kế hoạch; đồng thời cho rằng, cần sửa đổi một số chủ đề về tên gọi của hoạt động cho phù hợp hơn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhắc nhở địa phương chú ý đảm bảo về điều kiện ăn ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và thái độ phục vụ du khách trong thời gian diễn ra các sự kiện; chú ý về hiện vật, tranh ảnh, làng nghề, phải làm nổi bật không gian di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn trong mắt đại biểu, khách mời và du khách.

          Lễ hội Festival Di sản Quảng Nam lần thứ V/2013 đang đến gần. Tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị ở huyện Duy Xuyên nỗ lực hết mình, với tư cách là chủ nhà tiếp đón quan chức và du khách một cách nồng hậu, thịnh tình, là một thông điệp mời gọi của người dân đất di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gởi đến các tổ chức, các cơ quan, đơn vị và du khách trong và ngoài nước.
                                                      Hoàng Thơ 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19800807
Hôm nay
Hôm qua
4928
10160