A+ A A-

Đưa điện ra đồng...

Các con sông Vu Gia và Thu Bồn hợp lưu ngay địa đầu xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên) đã tạo nên những bãi bồi màu mỡ. Từ ngày đưa điện ra đồng, đóng máy bơm tưới tiêu chủ động, cây trồng trên những cánh đồng này quay vòng quanh năm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
alt
 Duy Châu có 2 đồng đất lớn là Lệ Bắc và Thanh Châu rộng hơn 200ha. Đất ở đây thuộc loại màu mỡ, nhưng nhiều năm qua do không có nước tưới chủ động nên năng suất cây trồng thấp. Vào mùa khô, nếu dùng gầu tưới thủ công thì không thể nào đưa nước từ sông Thu Bồn lên bờ dốc đứng để đưa nước đi xa hơn cho những đám đất nằm sâu trong bãi bồi. Một thời, Hợp tác xã Duy Châu tính phương án dùng máy nổ công suất lớn dẫn nước vào đồng, nhưng kinh phí đầu tư quá lớn nên địa phương đã gác lại dự án này.

Hơn mười năm trở lại đây, với việc đưa điện ra đồng, đóng giếng bơm tại chỗ để lấy nước tưới cho các cánh đồng đã cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đất, đa dạng hóa cây trồng, tăng sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp. Nhờ chủ động nước tưới, nông dân tập trung chuyên canh các loại cây trồng. Qua nhiều năm phát triển ổn định, giờ đây Duy Châu đã trở thành hình mẫu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Trước kia, trên những cánh đồng này bà con nông dân chỉ sản xuất một vụ dựa vào nước trời, còn hơn chục năm nay đồng đất hầu như quay vòng quanh năm.

alt
Đây là kết quả của việc thực hiện chương trình “Thủy lợi hóa đất màu” do UBND huyện Duy Xuyên khởi xướng, hỗ trợ kinh phí để chính quyền xã Duy Châu kéo 8km lưới điện ra đồng, nhân dân đóng giếng, lắp đặt máy bơm chủ động tưới. Có điện là có nước, vì thế vào mùa khô, trong khi khắp nơi trong tỉnh đều khô hạn thì trên hai cánh đồng Lệ Bắc, Thanh Châu nước phun ào ào, hoa màu xanh tốt, hình thành vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung. Hơn 350 hộ dân canh tác trên cánh đồng này đã luân canh quanh năm với các loại cây trồng chủ lực như đậu phụng, đậu xanh, bắp, ớt, dưa hấu, dưa leo và một ít rau bồ ngót, cải, xà lách... Có hộ còn dành một ít đất để trồng cỏ nuôi bò quanh năm. Theo ông Hồ Quốc Vương - Chủ tịch UBND xã Duy Châu, từ ngày kéo điện ra đồng cải thiện chế độ canh tác, ngành nông nghiệp của xã phát triển mạnh, trung bình mỗi năm đạt giá trị hơn 100 tỷ đồng.

Ông Phan Văn Vinh (một thợ điện ở xã Duy Châu) cho biết, địa phương bán điện cho nông dân bơm nước tưới theo phương thức khoán gọn, không qua đo đếm. Mỗi ngày cấp điện từ 5 giờ 30 đến 6 giờ chiều. Hộ dân nào có nhu cầu tưới thì cứ móc dây vào lưới điện, mỗi máy bơm tưới suốt ngày chỉ tốn 24 nghìn đồng; tưới một buổi phải trả 12 nghìn đồng. Hàng ngày, ông Vinh phải dong xe đi khắp cánh đồng kiểm tra, ghi danh sách những hộ dùng điện trong ngày để cuối tháng tính thu tiền điện. Không chỉ ở xã Duy Châu mà trong toàn huyện Duy Xuyên, nhờ có điện nên sản xuất nông nghiệp khởi sắc, hướng đến một nền sản xuất hàng hóa chuyên canh cao, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích ngày càng tăng...

NHỊ TRIỀU

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19809295
Hôm nay
Hôm qua
4668
8748