Xã Duy Trinh là xã thứ
tư được tỉnh chọn bổ sung vào xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Duy
Xuyên vào tháng 12/2013, tại thời điểm này xã chỉ đạt 11/19 tiêu chí.
Cuối năm
2014, qua khảo sát, đánh giá xã tiếp tục đạt 18/19 tiêu chí, trong đó tiêu chí số
3 (Thủy lợi) là chưa đạt. Kết quả trên chính là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ
thống chính trị toàn xã, trong đó Hội Nông dân xã Duy Trinh đã phát huy tốt vai
trò nòng cốt trong việc tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương
trình, đồng thời phát động tốt phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh
giỏi; đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; phong trào nông dân tham gia bảo
đảm quốc phòng, an ninh đều hướng vào thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn
mới. Công tác tuyên truyền của hội đã giúp hội viên, nông dân có được nhận thức
về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Hội đã vận động nông
dân xã thực hiện hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa tại các xứ đồng ở thôn
Đông Yên với tổng diện tích trên 17 ha đưa vào sản xuất trong vụ Hè Thu 2014, lót
bê tông 2,7km kênh mương thủy lợi. Việc hoàn thành dồn điền, đổi thửa đã tạo điều
kiện thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong sản xuất gắn với các
chương trình phát triển nông nghiệp. Người dân tham gia đóng góp xây dựng các
công trình giao thông nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hóa, 4/4 thôn đều
xây dựng công trình vệ sinh tại nhà sinh hoạt văn hóa thôn, với tổng trị giá 73
triệu đồng, xây dựng 8 cổng chào thôn, xóm và tổ đoàn kết, với tổng kinh phí vận
động xây dựng gần 500 triệu đồng; xây dựng mô hình “thắp sáng điện làng quê” với
chiều dài gần 40km, trên các tuyến đường trên địa bàn toàn xã với tổng kinh phí
gần 450 triệu đồng.
Phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ngày càng phát triển sâu rộng
và có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư, đời sống văn hoá, tinh thần của người
dân từng bước được nâng lên. Trong năm 2014, có 1.629hộ đạt danh hiệu “Gia đình
văn hóa”, chiếm tỷ lệ 86,3% và có 3/4 thôn được công nhận “Thôn văn hóa”.
Hội nông dân xã Duy
Trinh vận động nhân dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng hầm xử lý nước thải
trong chăn nuôi và sản xuất, vận động nhân dân sử dụng nước máy, nước hợp vệ
sinh, thực hiện dọn dẹp cảnh quan môi trường; đặt các hố bi bê tông tại các
cánh đồng.
Tổng kinh phí đã huy
động thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Duy Trinh hơn 30 tỉ đồng, trong đó
vốn ngân sách chiếm 40,5%; vốn lồng ghép chiếm 27,6%; vốn tín dụng chiếm 16,7%
và nhân dân đóng góp 15,2%.
Có thể nói, hầu hết
người dân trong xã đã nhận thức được mục đích, ý nghĩa và đặc biệt sự hưởng thụ
của chính họ khi xây dựng Nông thôn mới, nên xã Duy Trinh tập trung thực hiện
hoàn thành tiêu chí 3 về thủy lợi, đạt 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới giữa
năm 2015.
Thái
Hằng