A+ A A-

Đầu ra cho sản phẩm công nghiệp nông thôn

         Qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngành công thương có nhiều hình thức hỗ trợ và khơi thông thị trường, tìm đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu.

        Là sản phẩm CNNT tiêu biểu nhưng đồ gỗ của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn gặp khó đầu ra. Ảnh” VIỆT NGUYỄN

Là sản phẩm CNNT tiêu biểu nhưng đồ gỗ của các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh vẫn gặp khó đầu ra. Ảnh” VIỆT NGUYỄN           

        Khó đầu ra

        Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu được Trung tâm Khuyến công - xúc tiến thương mại & quản lý cửa khẩu (Sở Công Thương) thực hiện nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, có giá trị sử dụng cao, giúp các cơ sở sản xuất quảng bá, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển ở khu vực nông thôn.

          Các sản phẩm CNNT khi rộng mở thị trường có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ, đóng góp vào ngân sách địa phương.

          Năm 2019, trong số 38 sản phẩm của 19 cơ sở sản xuất tham gia, ngành chức năng đã chọn 15 sản phẩm để tuyên dương các giải A, B, C. Có thể thấy rằng, các sản phẩm CNNT được vinh danh đã thể hiện được bản sắc văn hóa truyền thống, lại năng động, hiện đại, nhiều khả năng mở rộng sản xuất.

           Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là đến thời điểm này, hầu hết trong số 15 sản phẩm CNNT đoạt giải lại gặp khó về thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân là ở khu vực nông thôn, cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, nguồn vốn đầu tư thấp, mối liên kết giữa người dân và cơ sở sản xuất còn lỏng lẻo. Do đó, sản phẩm dù có giá trị thẩm mỹ nhưng chi phí sản xuất cao nên giá cao, khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại, nhất là hàng ngoại nhập.

          Mặt khác, sản phẩm CNNT tiêu biểu chủ yếu xuất phát từ khu vực làng nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ để sản xuất còn thấp. Nhiều cơ sở sản xuất chưa xây dựng được thương hiệu hàng hóa, không bảo vệ được sản phẩm do mình làm ra khi bị nhái, làm giả. 

         Ông Nguyễn Tấn Quý - chủ Cơ sở chạm khắc gỗ Nguyễn Tấn Quý (thôn Hòa Bình, xã Duy Phước, Duy Xuyên) cho biết, các sản phẩm bình hoa, lọ hoa, khay bánh, các đồ gỗ nội thất khác chủ yếu được quảng bá ở kênh hội chợ chứ chưa thể đưa vào trung tâm thương mại để bày bán.

          “Tôi chưa đủ vốn để mở một sa lon lớn, trưng bày, bán hàng hóa. Trong khi đó, muốn đưa vào trung tâm thương mại thì chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của đối tác. Do vậy, dù kỳ vọng phát triển nhưng vẫn phải tích lũy thêm” - ông Quý nói. 

           Khơi thông thị trường

         Theo Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đưa sản phẩm CNNT tiêu biểu vào các chương trình kết nối, xúc tiến tiêu thụ. Ngành chức năng đang xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm CNNT tiêu biểu để Vụ Thị trường trong nước xem xét, lựa chọn đưa vào các chương trình kết nối thị trường trong và ngoài nước. Cục Xúc tiến thương mại đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ toàn diện từ sản xuất tới thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm CNNT tiêu biểu.

         Ông Nguyễn Tấn Quý cho rằng, các cơ cở sản xuất cần được ngành công thương tiếp sức để ổn định thị trường cho sản phẩm CNNT tiêu biểu. Theo đó, ngành công thương cần hỗ trợ kinh phí thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại để cơ sở sản xuất đầu tư thiết kế sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Hoạt động xúc tiến thương mại cũng cần phong phú nội dung, đa dạng hình thức hơn.

          Về điều này, ông Đinh Văn Phúc - Giám đốc Trung tâm Khuyến công - xúc tiến thương mại & quản lý cửa khẩu cho biết, hằng năm, từ nguồn vốn quốc gia và địa phương, Quảng Nam đầu tư hàng tỷ đồng thực hiện các đề án khuyến công và phục vụ xúc tiến thương mại tại các địa phương trong và ngoài tỉnh. Với mục tiêu phát triển bền vững, khơi thông thị trường cho các sản phẩm CNNT, trong thời gian tới, sẽ huy động thêm các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ các hoạt động sản xuất sản phẩm CNNT.

         “Chúng tôi khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất CNNT sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động nông thôn. Các hỗ trợ sẽ bao gồm đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất và quảng bá sản phẩm tại các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, giao thương hàng hóa” - ông Đinh Văn Phúc nói.

         Ông Nguyễn Quang Thử - Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, mục tiêu của chương trình bình chọn, khuyến khích các sản phẩm CNNT tiêu biểu là muốn khơi thông thế mạnh, tiềm năng, tạo cú hích phát triển cho khu vực nông thôn. Theo đó, các cơ sở sản xuất cần thay đổi, thích ứng, chuyên nghiệp hóa sản xuất để sản phẩm CNNT cạnh tranh lành mạnh với hàng hóa nước ngoài khi xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, cạnh tranh gay gắt hơn.

            “Các cơ sở sản xuất cần bắt kịp xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới mẻ của khách hàng cũng như đủ năng lực cung ứng sản phẩm CNNT dồi dào, ổn định trong thời gian dài cho các đối tác lớn trong và ngoài tỉnh, hướng đến xuất khẩu. Để giảm giá thành sản phẩm, các cơ sở sản xuất cần sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đồng thời không ngừng đa dạng mẫu mã, hình thức sản phẩm với tôn chỉ phục vụ tối đa cho người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” - ông Nguyễn Quang Thử nói.

 VIỆT NGUYỄN

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19841360
Hôm nay
Hôm qua
2977
20945