A+ A A-

Chổi đót Nhất Tuấn

           Những năm qua, cơ sở sản xuất chổi đót Nhất Tuấn của vợ chồng ông Nguyễn Nhất Tuấn - bà Nguyễn Thị Mỹ ở thôn Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên) khẳng định được thương hiệu trên thị trường và đang hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong năm 2020 này.

Cơ sở sản xuất chổi đót Nhất Tuấn quyết tâm xây dựng thành công sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong năm 2020 này. Ảnh: H.N

Cơ sở sản xuất chổi đót Nhất Tuấn quyết tâm xây dựng thành công sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong năm 2020 này. Ảnh: H.N

         Sau khi rời quân ngũ, ông Nguyễn Nhất Tuấn trở về quê hương ở thôn Chiêm Sơn với hai bàn tay trắng. Thế nhưng, với bản lĩnh của người lính Cụ Hồ và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, ông Tuấn vay mượn bà con họ hàng, bạn bè mở cơ sở làm chổi đót mang tên Nhất Tuấn. Với nguồn nguyên liệu khá dồi dào sẵn có tại địa phương, ông tin, nghề làm chổi đót có điều kiện phát triển mạnh.

         Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chổi đót gặp nhiều thuận lợi, ông Nguyễn Nhất Tuấn đầu tư mở rộng cơ sở, thu nhận nhiều con em của cựu chiến binh ở địa phương vào làm việc.

         Chị Phan Thị Xuân - công nhân của cơ sở bộc bạch: “Tôi vào làm việc tại cơ sở sản xuất chổi đót của vợ chồng ông Tuấn đã hơn 15 năm nay. Nhờ nguồn hàng tương đối nhiều, công việc khá ổn định nên thu nhập bình quân mỗi tháng hơn 5 triệu đồng. Thật lòng mà nói, so với trước đây, bây giờ cuộc sống của gia đình tôi không còn chật vật, con cái được ăn học đàng hoàng”.

          Theo ông Nguyễn Nhất Tuấn, trước đây nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất được thu mua ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh nhưng hiện nay phải nhập thêm từ các tỉnh khác về. Bình quân mỗi tháng, cơ sở sản xuất hơn 3.500 cây chổi đót các loại như chổi bện mây truyền thống, chổi quấn dây thép, dây cước, cán thân đót, cán nhựa, chổi quét vôi… mang về doanh thu 77 triệu đồng/tháng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là Tam Kỳ, Đà Nẵng, Hội An và một số địa phương lân cận.

           Bà Nguyễn Thị Mỹ - chủ cơ sở sản xuất chổi đót Nhất Tuấn chia sẻ: “Để cơ sở được duy trì và phát triển, chúng tôi đã tham quan rất nhiều làng nghề quấn chổi đót nổi tiếng. Đồng thời tham gia các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm trong việc sản xuất và tiếp cận thị trường tiêu thụ. Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tập trung cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ nhằm giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn và tăng doanh thu”.

         Đầu năm 2020, sản phẩm chổi đót Nhất Tuấn đã được các đơn vị liên quan của huyện Duy Xuyên và chính quyền xã Duy Trinh chọn đăng ký tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP với quyết tâm đạt hạng 3 sao cấp tỉnh trở lên.

        Bà Nguyễn Thị Mỹ cho rằng, để thực hiện thành công chương trình này, cơ sở mong muốn có sự đồng hành, hỗ trợ từ phía các ngành chức năng ở huyện, xã trong việc hoàn thiện các loại hồ sơ, thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó, cơ sở cũng sẽ nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tích cực tham gia những cuộc triển lãm, hội chợ… để các sản phẩm chổi đót tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

 HOÀI NHI

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19841116
Hôm nay
Hôm qua
2733
20945