Chất
lượng dân số là một trong những vấn đề được người dân cũng như các ngành trong
toàn huyện Duy Xuyên luôn quan tâm.
Để nâng cao sức khoẻ người dân, cả về mặt
thể chất và tinh thần, huyện ta đã triển khai hàng loạt các mô hình nâng
cao chất lượng dân số như: sàng lọc trước sinh và sơ sinh; mô hình giảm thiểu
mất cân bằng giới tính khi sinh, mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, mô
hình tư vấn và chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân,... những mô hình này ngày càng
được mở rộng, góp phần cải thiện chất lượng dân số.
Trong năm
2014, toàn huyện vận động các đối tượng thực hiện 31 cas sàng lọc trước sinh,
vượt 1 cas so với chỉ tiêu; Thực hiện 364 cas sàng lọc sơ sinh, vượt 264 cas so
với chỉ tiêu. Kết quả có 5 cas mắc bệnh, trong đó thị trấn Nam Phước có 3 cas,
Duy Phú và Duy Trinh mỗi xã có 1 cas. Ngành chức năng đã tư vấn cho bà mẹ có
con bị bệnh phương pháp điều trị, góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Hoạt động truyền thông, tư vấn cũng đã giúp cho người dân nâng cao hiểu biết về
chính sách DS/KHHGĐ, từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về
sinh con trai, con gái và sinh con để nối dõi tông đường.
Đánh giá về những khó
khăn, thuận lợi trong công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện năm qua, ông Võ
Đình Thiệp, Giám đốc TTDS/KHHGĐ huyện cho biết: "Thuận lợi đầu tiên phải
kể đến là các địa phương đều quan tâm đến công tác Dân số - KHHGĐ nên triển
khai kế hoạch ngay từ đầu năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ nên có
ưu thế trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng truyền đạt. Mặc dù đội
ngũ này nhìn chung còn trẻ nhưng hiện một số cán bộ chuyên trách đã có thể trở
thành báo cáo viên thuyết trình tại các buổi sinh hoạt các CLB… Tuy nhiên, do
còn phổ biến tư tưởng phải có con trai để nối dõi tông đường nên mất cân bằng
giới tính khi sinh và sinh con thứ 3 trên địa bàn vẫn là vấn đề tiếp tục cần được
quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Điều đáng nói là hiện nay tình trạng đảng viên,
công chức, viên chức sinh con thứ 3 có xu hướng gia tăng. Trong năm 2014, toàn
huyện có 234 người sinh con thứ 3, trong số này có 16 cán bộ, viên chức, công
chức sinh con thứ 3. 16 thôn đạt không sinh con thứ 3, giảm hơn năm trước 1
thôn.
Đáng mừng là tỷ số
giới tính khi sinh trên địa bàn huyện ổn định với chỉ số 104 bé trai/100 bé
gái. Tuy nhiên vẫn có 2 địa phương tỷ số giói tinh khi sinh mất cân bằng, đó là
Duy Vinh 127 bé trai/100 bé gái; Thị trấn Nam Phước 112 bé trai/100 bé gái. Mặc
dù tổng số sinh, số trẻ sinh lần 3 trở lên giảm so với năm trước song vẫn còn
một số địa phương tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm cao như: Duy Châu 25%; Duy Hải
23,9 %; Duy Sơn 17,9%; Duy Thu xấp xỉ 17%; Duy Vinh 15,6%; Duy Phước
14,6%; Điều này thể hiện ởnhận thức của
một bộ phận người dân không đồng đều.
Nhằm hướng tới đạt mức
sinh thay thế trong tương lai, bên cạnh giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy, nâng
cao chất lượng dịch vụ dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đẩy mạnh xã hội hóa... thì
vấn đề nâng cao chất lượng truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi được Trung tâm dân số / KHHGĐ huyện quan tâm triển
khai thực hiện. Theo đó, nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua
mạng lưới cán bộ làm công tác nữ công của các hội, ban, ngành, đoàn thể, các tổ
chức chính trị, chính trị - xã hội và cộng tác viên dân số, y tế thôn, khối
phố, cán bộ y tế các cấp, y tế cơ quan, trường học, công ty, nhà máy... nhằm
tạo sự thay đổi hành vi bền vững về dân số và sức khỏe sinh sản, nhất là ở địa
bàn nông thôn, vùng khó khăn; mở rộng các loại hình truyền thông, tư
vấn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, nhất là các khu công
nghiệp.
Thực
hiện gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc, góp phần nâng cao
chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hoá hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững giảm
thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh…Đây là nội dung quan trọng mà
các cấp, các ngành cần phối hợp với ngành dân só huyện triển khai cho đối tượng
thực hiện trong năm nay, nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, tiến tới xã hội hóa
công tác Dân số - KHHGĐ, tăng nhanh các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp
nhận sử dụng các biện pháp tránh thai, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế
nâng cao nguồn nhân lực địa phương./.
Phan Lý