Trong quá trình đổi mới, nhận thấy
rõ tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảng
và nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật cho cán bộ và nhân dân. Trong đó có “ Ngày pháp luật Việt Nam”11.9 hằng
năm nhằm nhắc nhở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tăng cường công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, để mọi người cùng
chấp hành tốt Hiến Pháp, pháp luật.
Trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Quốc hội và Nhà nước ngày càng hoàn
thiện hệ thống pháp luật, làm kim chỉ nam cho các tầng lớp nhân dân thực hiện
nguyên tắc “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Vào ngày 20.6.2012
tại kỳ họp thứ 3, Quốc Hội khóa 13 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp
luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013, đã quy định lấy “Ngày 9 tháng 11
hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”gọi tắt là
Ngày Pháp luật, đã có tác động rất lớn đối
với công tác tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện. Với việc tăng cường
công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng,
phong phú đã góp phần chuyển tải được nội dung văn bản pháp luật đến các đối
tượng trong xã hội. Theo đó, các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng
và phát huy như một hình thức chủ yếu trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật đến mọi đối tượng trong xã hội và đẩy mạnh việc phổ biến, giáo
dục pháp luật qua hệ thống thông tin đại chúng. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ
biến nội dung các văn bản pháp luật, các thông tin đại chúng còn tập trung phản
ánh những vấn đề thực tiễn cuộc sống có liên quan đến quy định của pháp luật,
như: Đất đai, xây dựng, thuế, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm,
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội,v.v..
Tuyên truyền miệng
là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong phổ biến, giáo dục pháp
luật. Đây là hình thức tuyên truyền có nhiều ưu thế, có thể chuyển tải trực
tiếp nội dung văn bản pháp luật đến người nghe, đồng thời có thể trao đổi, giải
thích, đối thoại với người nghe về những quy định của pháp luật mà người nghe
chưa hiểu, những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đã chú
trọng sử dụng hình thức tuyên truyền miệng trong phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thông qua các buổi học tập
pháp luật, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn về pháp luật. Đội ngũ báo cáo
viên pháp luật các cấp đã chú trọng lựa chọn những nội dung pháp luật phù hợp
với từng đối tượng, vùng, miền, minh họa bằng những dẫn chứng cụ thể trong thực
tiễn áp dụng pháp luật có tính thuyết phục, làm cho người nghe dễ hiểu, dễ nhớ.
Giáo dục pháp luật
trong các cơ sở giáo dục và đào tạo là một nội dung quan trọng trong chương
trình giáo dục toàn diện của các nhà trường. Nội dung giáo dục pháp luật được
chuẩn hóa ở môn giáo dục công dân. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong
nhà trường cũng đã có nhiều cải tiến về nội dung và cách làm để gắn việc học
pháp luật với thực tiễn chấp hành pháp luật, gây hứng thú cho người học. Nhiều
địa phương đã xây dựng được mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật trong
trường học, như tổ chức diễn đàn “Học sinh, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; xây dựng mô hình “Chi đoàn không có đoàn viên vi phạm pháp
luật”. Thông qua các mô hình này đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường.
Chúng ta đã và đang tiến hành
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; phát huy
cao nhất quyền làm chủ của nhân dân, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật. Để mọi người đều hiểu biết về pháp luật, cần có hệ thống chính trị cùng
vào cuộc để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, giúp cho mỗi người tự
điều chỉnh hành vi của bản thân, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật,
giữ vững bình yên, hạnh phúc của mọi, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã
hội./.