A+ A A-

Đảng bộ và nhân dân Duy Xuyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.

       Hướng đến kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ Duy Xuyên( 30/4/1930-30/4/2020), trong các chương trình thời sự từ đầu tháng tư đến nay, Đài Truyền thanh- Truyền hình Duy Xuyên đã đăng phát nhiều bài nói về quá trình hình thành, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ Duy Xuyên.

        Hội VH-NT tỉnh thăm tết, viếng hương văn nghệ sĩ - Báo Quảng Nam ... 

              Bia tưởng niệm NHà văn, Nhà báo Chu Cẩm Phong

         Theo cam kết trong Hiệp định Giơnevơ và sự chỉ đạo của cấp trên, Đảng bộ và quân dân Duy Xuyên sắp xếp tổ chức, tiễn đưa cán bộ, lực lượng vũ trang đi tập kết, bàn giao lại địa bàn cho quân liên hợp Pháp quản lý, chờ hai năm sau tổ chức tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà.

         Với mưu đồ từ trước, Mỹ đã nhảy vào và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Chúng dựng lên chính quyền tay sai ngụy quyền bằng các thủ đoạn: trưng cầu dân ý, bầu cử Quốc hội riêng lẻ, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống và bắt tay vào thực hiện âm mưu xâm lượt lâu dài. Ngay sau khi tiếp quản, Lê Đình Duyên - Quận trưởng Duy Xuyên đã thực hiện gắt gao chính sách tố cộng, diệt cộng để trả thù cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng. Nhiều vụ thảm sát tập thể để trả thù vô cùng dã man, mất nhân tính diễn ra khắp nơi. Tiêu biểu nhất là vụ thảm sát 37 cán bộ, cơ sở cách mạng ở đập Vĩnh Trinh vào đêm 22/1/1955. Trước những tổn thất lớn về lực lượng, cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng phải trốn đi nơi khác hoặc tạm thời dừng hoạt động. Toàn huyện chỉ còn 5 chi bộ bí mật ở Duy An và Duy Nghĩa. Đến giữa năm 1959, thành lập thêm 6 chi bộ mới và một số cán bộ đơn tuyến nhưng hoạt động hết sức khó khăn. Khi Nghị quyết 15 của Trung ương ra đời thì tình hình được cải thiện tích cực. Hệ thống tổ chức Đảng từng bước được phục hồi, lực lượng vũ trang được xây dựng, củng cố.

         Huyện ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kèm theo phương châm: “Đánh dập đầu rắn, bắn trúng đầu chim, diệt một tên làm rung cả bọn”. Nhiều tên ác ôn, gây nợ máu đã phải đền tội, cảnh cáo, những tên còn lại luôn sống trong sợ hải và không dám gây thêm tội ác. Để cải thiện tình hình, Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nội dung cốt lõi là gom dân lập ấp chiến lược gây nhiều khó khăn cho cách mạng. Vừa tập trung đẩy mạnh phong trào diệt ác, phá kèm, vừa chú trọng đến xây dựng và phát triển lực lượng, các đội công tác của huyện, xã đã tổ chức nhiều cuộc tấn công tiêu diệt, bắt sống lực lượng địch gây cho chúng nhiều tổn thất. Địch thực hiện kiên cố hóa ấp chiến lược và tăng cường các cuộc càn quét hòng đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân để dễ tiêu diệt. Tuy vậy, các đội công tác, lực lượng cán bộ, đảng viên vẫn kiên cường trụ bám, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào đấu tranh, làm nội ứng cho các lực lượng vũ trang phá banh các ấp chiến lược, tiêu diệt các tên ác ôn, nổi dậy đồng khởi làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”trong giai đoạn 1960 - 1965.

        Thất bại trong chiến tranh đặc biệt, Mỹ thay đổi sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với việc đưa quân Mỹ và quân chư hầu ồ ạt vào chiến trường miền Nam để giành thế chủ động. Các vành đai trắng được thành lập cùng với các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận, Mỹ cõng, Mỹ lếch… gây ra nhiều khó khăn, tổn thất cho lực lượng cách mạng. Hưởng ứng và thực hiện Lời Kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với khẩu hiệu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc, đấu tranh trên các mặt trận: Chính trị, vũ trang, binh địch vận theo phương châm: “Hai chân ba mũi giáp công”, “Nắm thắt lưng địch mà đánh”. Ấp chiến lược của địch biến thành làng chiến đấu của cách mạng. Hàng nghìn thanh niên lên cầu vinh quang tham gia bộ đội, du kích đã tạo nên thế và lực mới để chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ giai đoạn 1965 - 1968.

         Sau chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, Mỹ chuyển hướng chiến lược theo chủ trương “phi Mỹ hoá” bằng “Việt Nam hoá chiến tranh” nhằm từng bước rút quân Mỹ về nước. Các chiến dịch “Bình định cấp tốc”, “Bình định đặc biệt”, “Bình định nước rút”, “Bình định bổ túc” được triển khai với các chiến dịch: Đồng Khởi, Xuân về lòng mẹ, Vũ Minh, Phượng Hoàng, Hoàng Diệu... liên tục trên khắp các vùng trong huyện. Với nhiệm vụ trọng tâm là chống bình định, giành, giữ dân, phát triển thế và lực của ta ở mặt trận nông thôn, Đảng bộ và nhân dân Duy Xuyên đã từng bước tiếp cận và phát triển các cơ sở cách mạng, đẩy mạnh các phong trào tiến đến làm chủ địa bàn. Tấn công địch làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” giai đoạn 1969 - 1972, tiến hành tổng tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương vào ngày 28/3/1975, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguyễn Văn Sỹ( Ban Tuyên giáo huyện ủy)

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19839319
Hôm nay
Hôm qua
936
20945