Chiều ngày 30/3, tại Lăng bà Thu Bồn xã Duy Tân, Ban
quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội và bảo
tàng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng tổ chức khai mạc Triển lãm Trưng bày di động tại cộng
đồng chủ đề “Từ nguồn xuống biển – Vết tích văn hóa champa xứ Quảng”.
Dự khai mạc triển lãm có Ts
Katherin Muller Marin – Trưởng Văn phòng UNESCO Hà Nội; Ts Dương Bích Hạnh -
Trưởng ban văn hóa Văn phòng UNESCO Hà Nội; Th.s Nguyễn Đức Tăng – Chuyên
viên Văn phòng UNESCO Hà Nội; Nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương – Tư vấn dự án; ông Hồ Xuân
Tịnh – Phó giám đốc Sở văn hóa thể thao và du lịch Quảng Nam, ông Nguyễn Công
Dũng – Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cùng đông đảo cán bộ và nhân dân dự xem.
Với
mục đích nâng cao nhận thức của người dân về những giá trị tuyền thống văn hóa
phi vật thể nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy hiệu quả, Cuộc trưng bày di động
“Từ nguồn xuống biển – Vết tích Champa xứ Quảng” với 3 chủ đề chính là “Mỹ Sơn
và sông Thu Bồn”, “con đường buôn bán trên sông”, “tục thờ Bà thu Bồn và Bà
Phường Chào” sẽ giới thiệu phản ảnh một số sinh hoạt của cộng đồng cư dân ven
sông Thu Bồn và vùng đất Mỹ Sơn, mối quan hệ giữa Mỹ sơn và sông Thu Bồn và
những di tích như Chiêm Sơn, lăng Bà thu Bồn, Cửa Đại là những dấu tích của nền
văn hóa champa xưa; sự thịnh hành của con đường buôn bán thương mại trên sông
của cư dân vùng sông nước Thu Bồn cũng như những trao đổi hàng hóa từ nguồn
xuống biển và tín ngưỡng thờ Bà đi liền với hệ thống lăng tẩm và các nghi thức
thờ cùng lễ hội, quan niện sông nước tại một số địa phương trong tỉnh Quảng Nam
và thành phố Đà Nẵng.
Dự án nghiên cứu “Từ nguồn
xuống biển – Vết tích Champa xứ Quảng” khởi động từ tháng 3.2014 với nguồn tài
trợ 20.000 USD của Quỹ tín thác Nhật Bản, Văn phòng UNESCO Hà Nội.
Triển
lãm sẽ diễn ra từ ngày 30/3 đến hết ngày 15/5 tại các địa điểm lăng bà Thu Bồn,
xã Duy Tân; Lăng bà Phường Chào, làng Mỹ Sơn, các làng Phong Lệ, Quá Giáng và
Bảo tàng điêu khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng Được biết, Đây cũng là dịp để công
chúng Quảng Nam và TP.Đà Nẵng tiếp cận những thông tin về cuộc sống cộng đồng,
lễ hội, sự tiếp biến đến từ các nền văn hóa Chăm - Việt - Cơtu thể hiện rất rõ nét
trong văn hóa vật thể và phi vật thể./.
Tuyết Mai