Đài Truyền Thanh - Truyền Hình Huyện Duy Xuyên

Nông thôn mới

Xã thuần nông xây dựng nông thôn mới

                                                                                                  
          Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Duy Xuyên đã hơn 2 năm. Khởi đầu là từ ba xã điểm: Duy Sơn, Duy Hòa, Duy Phước, đến nay đã có 11 xã( trừ 3 địa phương: Thị trấn Nam Phước, xã Duy Nghĩa và xã Duy Hải xây dựng đô thị) đã tổ chức lễ công bố quyết định phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới.
 
Sau hai năm thực hiện, một số xã đã hoàn thành cơ bản nhiều tiêu chí, nhất là 3 xã điểm. Điều đáng ghi nhận là nhân dân ở tất cả các xã đều rất đồng tình và tích cực tham gia thực hiện các nội dung, yêu cầu đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước
         UBND huyện Duy Xuyên đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2012, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tổ chức tập huấn cho 350 lượt cán bộ chủ chốt của xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, các cán bộ xây dựng nông thôn mới về lý luận, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành xây dựng đề án, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt đề án cấp xã. Song song với đó là việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý xã, Ban phát triển thôn, hướng dẫn về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt đề án. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh với sự phối hợp của hội nông dân huyện, phòng văn hóa và thông tin huyện, Đài truyền thanh- truyền hình huyện trong việc tổ chức tập huấn, tổ chức truyền thông lưu động và phát thanh hàng tuần chuyên mục “ Duy Xuyên chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới”, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân, qua đó đã xác định rõ chủ thể của xây dựng nông thôn mới là người dân và vai trò trọng trách của tổ chức thực hiện là cấp cơ sở nước sạch kinh phí hơn 20 tỉ đồng, lót bê tông 2,6 km đường giao thông nông thôn với kinh phí đầu tư hơn 6 tỉ đồng bằng cơ chế nhân dân làm nhà nước hỗ trợ.
Ông Ngô Bá Lợi, Chủ tịch UBND xã Duy Hòa cho biết, qua gần 2 năm phát động xây dựng nông thôn mới, xã đã đầu tư hơn 10 tỉ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó vốn nhà nước 6 tỉ đSau hơn hai năm triển khai thực hiện, so với các chỉ tiêu để phấn đấu đạt vào năm 2020, thì trong 39 nội dung của 19 tiêu chí, nhìn chung trên toàn huyện đã đạt được một số kết quả cơ bản. Chẳng hạn, xã Duy Vinh tiến hành cải tạo đồng ruộng, dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa 51 Ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi ha đầu tư 18 triệu đồng để san ủi, cải tạo đồng ruộng, tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng. Vụ lúa đông xuân vừa qua, lúa ở ruộng đã được cải tạo cho năng suất tăng hơn 30%. Xã Duy Vinh xây dựng 2 công trình ồng, doanh nghiệp 466 triệu đồng, nhân dân địa phương đóng góp 3 tỉ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác. Xã Duy Hòa đã lót bê tông 36 Km giao thông nông thôn, chiếm một nửa tổng số chiều dài đường giao thông nông thôn trong xã, xóa 108 ngôi nhà tạm, qui hoạch dồn điền đổi thửa 50 Ha đất sản xuất nông nghiệp; tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 13,4%, giảm 3,96% so với năm ngoái. Xã Duy Hòa đạt 4 tiêu chí: quy hoạch, điện, hệ thống chính trị vững mạnh và giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Thôn Vĩnh Trinh được xã Duy Hoà chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, Nhân dân hồ hởi đóng góp công của làm đường giao thông. Ban thôn vận động mỗi lao động chính đóng góp 300 nghìn đồng mua cát sỏi và mỗi hộ góp từ 5 đến 7 ngày công lao động làm đường. Nhiều hộ có từ 5 đến 7 lao động chính, kinh tế khó khăn nhưng vẫn vui vẻ góp từ 1,5 triệu đồng đến 2,1 triệu đồng làm đường giao thông. Đông dảo nhân dân thôn Vĩnh Trinh đồng tình ủng hộ chủ trương bê tông hóa giao thông nông thôn để xây dựng xã nông thôn mới. Nhiều hộ tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến cả chục mét vuông đất ở để mở rộng đường giao thông.
         Qua hơn hai năm triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng xã nông  thôn mới. Nhiều xã đã có 12 nội dung đạt so với qui định, đó là: số km đường trục thôn xóm được lót nhựa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn gần 95 Km, đạt 87%; hệ thống thủy lợi đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân với tỉ lệ xã có điện đạt 100%, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện gần 100%; có điểm phục vụ bưu chính viễn thông ở 10 xã/11 xã; có tổ hợp tác và HTX hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đạt 98%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông đạt trên 90%; tỉ lệ người tham gia bảo hiểm y tế vượt so với chỉ tiêu, đạt 46%; các tổ chức trong hệ thống chính trị đạt trong sạch vững mạnh; các đoàn thể chính trị- xã hội của xã đạt tiên tiến trở lên; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
          Những kết quả đạt được trong thời gian qua là đáng khích lệ, tuy nhiên, nhìn lại sau hai năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Công tác thông tin, tuyên truyền của các cấp, mặc dù có nhiều cố gắng song vẫn chưa được thường xuyên, rộng khắp nên nhận thức của cán bộ, nhân dân còn hạn chế, thái độ trông chờ, bàng quan vẫn còn, chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét về trách nhiệm và ý thức xây dựng nông thôn mới, nhất là tạo sự đồng thuận để huy động các nguồn lực xã hội tham gia. Trong xây dựng và triển khai chương trình, các địa phương còn quá tập trung vào nội dung đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất mà ít quan tâm đến nhiều nội dung khác để tạo sự chuyển biến đồng bộ. Đối với công tác quy hoạch, nhiều địa phương thực sự vào cuộc mạnh mẽ nên chỉ dừng lại ở một số quy hoạch chuyên ngành mà chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể, chưa đạt yêu cầu tiêu chí nông thôn mới; việc triển khai qui hoạch, quản lý quy hoạch ở cấp xã còn chậm và trong khi triển khai chưa sát đúng với tình hình thực tiễn, còn mang tính lý thuyết. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa thể thao, thể dục chưa đáp ứng đượ yêu cầu; sân phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao hầu hết là sân tạm của các cơ quan và tư nhân hoặc những khu đất trống được tận dụng, chưa có sự đầu tư cơ sở hạ tầng; nhà văn hóa, phòng đọc sách xét về mặt quy mô và cách thức hoạt động chưa thực sự trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho người dân. Tỉ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ đạt ở mức tương đối; chất thải, nước thải được xử lý chỉ 55% số hộ dân thực hiện. Nhà ở dân cư còn chênh lệch lớn, số nhà ở kiên cố đạt tiêu chuẩn chiếm 56%, nhà bán kiên cố chưa đạt chuẩn và nhà cần cải tạo nâng cấp chiếm tỉ lệ lớn, 48%.Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao.
Hoàng Thơ
         

 

 
twn Are you sure that you want to switch to desktop version?