Ở thôn Tây Sơn Tây, xã Duy Hải, ai cũng nể phục gia đình chị Trần Thị
Lan, bởi từ gia trại nuôi heo theo hướng công nghiệp khá hiệu quả, vợ chồng chị
đã nuôi con cái học hành đến nơi đến chốn, và tích lũy làm giàu.
Trước đây gia đình chị Trần Thị
Lan chỉ trông vào mấy sào ruộng, cuộc sống rất khó khăn. Sau nhiều
ngày suy nghĩ, năm 2011, vợ chồng chị Lan quyết định vay mượn vốn đầu tư xây
dựng chuồng trại nuôi heo. Ban đầu chỉ mới đầu tư được 3 ô chuồng, thả nuôi 10
con heo con. Thời điểm nầy, tại địa phương xuất hiện dịch bệnh heo tai xanh,
cộng với giá cả bấp bênh, không ít hộ
nuôi heo bỏ chồng trống, nhưng đã lỡ “phóng lao” rồi, vợ chồng quyết tâm “theo
lao”, bởi nếu không theo sẽ mất trắng vốn đầu tư. Vợ chồng tích cực đầu tư chăm
sóc, vệ sinh chuồng trại hằng ngày, xin hóa chất xử lý môi trường. Nhờ vậy, các
lứa heo đều ăn no, chóng lớn, an toàn dịch bệnh. Từ thành công ban đầu nầy, năm
2013, chị bàn với chồng quyết định xây dựng thêm 5 ô chuồng và nâng cấp 3 ô
chuồng cũ, tăng số lượng đàn heo lên 21 con/mỗi lứa, và nuôi 2 con heo nái sinh
sản để chủ động nguồn con giống.
Khu chuồng lợn được chia thành nhiều
khu riêng biệt gồm: Khu chuồng chăn nuôi heo nái sinh sản, khu chuồng chăn nuôi
heo con, và khu chuồng chăn nuôi heo
thịt thương phẩm. Các ô chuồng đều có mương thoát nước thải dẫn vào hầm bi ô ga
vừa đảm bảo môi trường, vừa lấy khí làm chất đốt phục vụ nấu nướng, giảm chi
phí điện năng. Bên cạnh thức ăn công nghiệp, vợ chồng chị Lan còn dành khoảng
vườn rộng trồng thức ăn xanh cho heo ăn, đảm bảo dinh dưỡng và nhuận trường cho
heo.Nhờ chăm sóc kỹ, nên bình quân mỗi năm chị xuất bán 2 lứa. Heo nuôi sau 5
tháng tuổi đạt trọng lượng trên 70 ký, giá bán từ 42 – 45 nghìn đồng/ký hơi.
Nếu xuất bán vào mỗi dịp cận tết gia đình chị thu lãi rất cao.
Chị Lan đang chăm sóc heo
Nhờ vậy, mới chỉ hơn 1 năm, mở rộng chuồng
trại để phát triển chăn nuôi, vợ chồng chị Lan đã trả gần hết số nợ vay ngân
hàng để cho con ăn học. Hai người con của chị đều là những sinh viên giỏi của
trường Đại học điện tử viễn thông thành phố Hồ Chí Minh. Một người đã ra trường
được giữ lại trường, còn người kia đang là sinh viên năm cuối cũng chuẩn bị ra
trường. Chị Lan chia sẽ: “Những năm trước thật khổ, hai đứa con đều học ở xa,
chi phí rất tốn, phải chạy vậy đủ chỗ để vay mượn cho con ăn học, cũng nhờ nuôi
heo mới trả được nợ và có tích lũy. Nhờ nguồn phân chuồng dồi dào, vớ chồng chị
chăm bón cho gần 1 mẫu đất chuyên trồng đậu phung, gieo mè, khoai lang, vụ nào
cũng đạt năng suất cao .
Không chỉ làm giàu cho gia đình
mình, chị Lan còn bán nợ heo giống và hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều gia đình hội
viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Đặc biệt, nằm nào vợ chồng
chị Lan cũng dành một khoảng lợi nhuận từ nuôi heo mua sách vở hỗ trợ cho nhiều
học sinh thuộc diện gia đình khó khăn tại địa phương. Vừa làm kinh tế giỏi, vừa
có lòng hào hiệp, chị Lan được nhiều bà con trong thôn Tây Sơn Tây nói riêng và
xã Duy Hải nói chung quý mến ./.
Tuyết Mai