Xuất thân
trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, anh trai đã có gia đình riêng
nên ông phải một mình nuôi mẹ già với hai bàn tay trắng.
Năm 1979, ông tình
nguyện lên đường nhập ngũ và có mong muốn ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội,
nhưng do hoàn cảnh gia đình lúc đó gặp nhiều khó khăn, năm 1989 ông xuất ngũ trở
về địa phương và lập gia đình. Tài sản của gia đình ông chỉ có 2 sào đất vườn,
ruộng đất bạc màu, thu nhập hàng năm không đủ trang trải cho cuộc sống. Hàng
ngày, ngoài làm mấy sào ruộng và chăn nuôi lợn, gà, vợ chồng ông xoay xở đủ nghề
để sinh nhai nhưng cũng không thoát khỏi cảnh ăn bữa sáng lo bữa tối.
Không nản
lòng, với chất lính được tôi luyện trong quân đội cùng với bản chất cần cù,
siêng năng, ông đã động viên vợ phải cố gắng vượt qua những khó khăn ban đầu và
quyết tâm lao động sản xuất để vươn lên làm giàu chính đáng. Ông Ba tâm sự: “Cuộc
sống lúc đó sao mà khó khăn, cơm ăn không đủ no. Mình chỉ biết động viên vợ suy
nghĩ làm thế nào để có cái ăn và lo chuyện học hành cho con”. Giữa năm 2005,
ông bàn với vợ vay 100 triệu đồng để đầu tư xây dựng 200m2 ao thả cá và làm chuồng
heo. Đầu năm 2006, ông thả 20 ngàn con cá tràu lai, kết hợp nuôi heo thịt, sau
4 tháng thả, nuôi, số tiến lãi ròng thu được của gia đình ông là trên 40 triệu
đồng. Ngoài nuôi cá và lợn, ông Ba còn tận dụng diện tích mặt nước nuôi vịt
siêu thịt và làm chuồng trại kiên cố. Mỗi năm ông xuất bán trên 200 con với trọng
lượng 3kg/con.
Từ năm 2008 đến
nay, mỗi năm ông Ba thu lãi trên 30 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí giống và
thức ăn. Không chỉ có vậy, vợ chồng ông còn sản xuất 3 sào lúa, mỗi năm thu gần
1, tấn rưỡi lúa và sản xuất 2 sào bắp đủ đáp ứng nhu cầu lương thực trong gia
đình và còn làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bằng phương châm lấy ngắn
nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Ba đã có một
mô hình kinh tế với quy mô hợp lý và quy củ: 600m2 ao thả cá được đắp bờ chắc
chắn, chủ yếu là cá tràu lai mỗi năm thu lãi được từ 40-50 triệu đồng. Từ chỗ mỗi
năm chỉ nuôi được 2-3 con lợn nái, đến nay, trong chuồng nhà ông luôn có trên
50 con lợn thịt và 10 con lợn nái... Chuồng trại của gia đình ông đã được cải tạo
ngăn nắp và hợp vệ sinh, đã xây bể chứa biogar để tận dụng chất đốt từ nguồn chất
thải của đàn lợn. Cơ sở kinh doanh của gia đình được sửa chữa khang trang, ruộng,
vườn, ao thường xuyên được nâng cấp. Trong 3 năm qua, bình quân hằng tháng gia
đình ông thu nhập trên 2,5 triệu đồng/khẩu, nhờ đó, vợ chồng ông có điều kiện
chăm lo cho các con ăn học đầy đủ; tất cả đều chăm ngoan, học giỏi, hiện 2 con
đầu đã tốt nghiệp đại học và có việc làm.
Không chỉ chú
tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Ba còn tích cực tham gia các hoạt động xã
hội do địa phương phát động, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó
khăn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các hội viên hội nông dân và bà con lối
xóm, được nhiều người trong thôn tin yêu, quý trọng. Tuy nhiên, để có thành quả
như hôm nay, gia đình ông Ba đã trải qua biết bao khó khăn, thậm chí cả thất bại.
Nhưng với ý chí không ngại vượt khó để vươn lên, ý thức trách nhiệm của người
chủ gia đình, ông đã tự tìm tòi phương thức sản xuất thích hợp với cách chọn
con vật nuôi đúng hướng để từng bước phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và làm điểm trình diễn thí điểm cho bà
con địa phương học hỏi. Vì thế, nhiều năm liền ông Ba vinh dự được Hội nông dân
xã Duy Trung và hội nông dân huyện công nhận là nông dân giỏi cấp xã, cấp huyện,
được bình xét là hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và được địa
phương cử đi báo cáo điển hình về thành tích của bản thân tại các Hội nghị điển
hình “Nông dân sản xuất giỏi” các cấp.
Tuyết Mai