Hiện
nay, từ phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Duy Duy Hải đã
xuất hiện nhiều điển hình vươn lên làm giàu. Ở thôn Tây Sơn Tây, xã Duy Hải, ai
cũng nể phục gia đình chị Trần Thị Lan bởi từ mô hình nuôi lợn theo hướng công
nghiệp gia đình chị không chỉ làm giàu mà còn nuôi con ăn học thành tài.
Trước
đây gia đình chị Trần Thị Lan chỉ trông vào mấy sào ruộng, cuộc sống
rất khó khăn. Qua 4 năm nuôi lợn nái, lợn thịt, ước mơ vươn lên làm giàu của
chị đã thành hiện thực. Trước tình hình diễn biến dịch bệnh những năm gần đây, không
ít hộ nông dân bỏ chuồng vì sợ dịch bệnh, giá bán lợn bấp bênh, giá thức ăn cho
lợn leo thang thì gia đình chị Lan vẫn kiên trì chăn nuôi lợn để phát triển
kinh tế gia đình. Ban đầu chỉ mới 10 con heo con và 3 chuồng nuôi nhỏ hẹp, năm
2013, chị cùng chồng quyết định mở rộng xây dựng thêm chuồng trại để nuôi lợn
theo hướng công nghiệp. Đến nay gia đình chị đã đầu tư mở rộng lên 8 chuồng ổn
định mỗi năm 2 lứa 21 con lợn thịt và 2 con lợn nái. Quy mô trang trại được xây
dựng, quản lý một cách khoa học. Khu chuồng lợn được chia thành nhiều khu riêng
biệt gồm: Khu chuồng chăn nuôi lợn nái sinh sản, khu chuồng chăn nuôi lợn hậu
bị và khu chuồng chăn nuôi lợn thịt thương phẩm.
Chị
Lan cho biết: đàn lợn, nhất là lợn nái cần được chăm sóc theo quy trình kỹ
thuật rất khắt khe để đạt chất lượng lợn giống tốt nhất và lợn thương phẩm bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi con lợn ngay từ khi bắt đầu nuôi được tiêm
phòng đầy đủ các loại vắcxin để phòng bệnh. Trung bình mỗi tuần một lần chị
phun khử trùng toàn bộ khu chuồng trại. Đồng thời định kỳ mỗi tháng hai lần chị
phun thuốc khử mùi bảo đảm cho chuồng trại và môi trường xung quanh luôn được
giữ vệ sinh, sạch mầm bệnh. Để có nguồn thức ăn đảm bảo, chị Lan ký chị luôn
lựa chọn hãng thức ăn gia súc có uy tín và kết hợp rau trồng tại vườn nhà để
làm thức ăn xanh cho lợn. Nhờ vậy mà các chuồng nuôi của gia đình chị Lan luôn
phòng tránh được dịch bệnh, lợn giống và lợn thương phẩm của gia đình chị luôn
bán được giá bởi thương lái và hộ chăn nuôi tin tưởng vào chất lượng. Thường
mỗi năm chị xuất bán 2 lứa, chủ yếu cho các thương lái từ xã Bình Dương, huyện
Thăng Bình để xuất bán đi các địa phương khác. Lợn thịt thương phẩm trên 5
tháng tuổi thường đạt trên 70 ký, giá bán từ 42 – 45 nghìn đồng/ký hơi. Nếu
xuất bán vào mỗi dịp cận tết gia đình chị thu lãi rất cao, trừ chi phí thức ăn
và các chi phí khác gia đình chị thu lãi từ 40 đến 50 triệu đồng.
Với
sự kiên trì, dám nghĩ dám làm, gia đình chị Lan đã rất thành công với mô hình
chăn nuôi lợn nái và lợn thịt. Nhờ vậy, mới chỉ hơn 1 năm, mở rộng chuồng trại
để phát triển chăn nuôi, chị đã trả gần hết số nợ vay ngân hàng để cho con ăn
học. Hai người con của chị đều là những sinh viên giỏi của trường Đại học điện
tử viễn thông thành phố Hồ Chí Minh. Một người đã ra trường được giữ lại
trường, còn người kia đang là sinh viên năm cuối cũng chuẩn bị ra trường. Chị
Lan chia sẻ: “Những năm trước thật khổ, hai đứa con đều học ở xa, chi phí rất
tốn, phải chạy vậy đủ chỗ để vay mượn cho con ăn học, cũng nhờ nuôi mấy chuồng lợn
này mà mới trả được nợ, cũng chi phí thêm cho con học, cũng tiết kiệm được ít
để đầu tư mở rộng phát triển thêm rau màu trong vườn để có thêm kinh tế gia
đình.”.
Để
đảm bảo tốt khâu vệ sinh trong xử lý phân thải, gia đình chị Lan còn tận dụng
xây dựng hầm khí biogas để sử dụng nấu nướng vừa đảm bảo hợp vệ sinh vừ tiết
kiệm một khoản chi phí rất lớn từ việc mua gas. Hiện nay, ngoài việc nuôi lợn
gia đình chị còn phát triển gần 1 mẫu đất để trồng đậu phung, gieo mè, trồng
khoai lang…, mỗi năm trừ chi phí, gia đình chị còn thu lãi trên 20 triệu đồng
từ việc canh tác rau màu.
Không
chỉ làm giàu cho gia đình mình, chị Lan còn là người có nhiều đóng góp trong
việc gây dựng phong trào chăn nuôi lợn hiệu quả ở địa phương. Chị đã giúp đỡ
cho nhiều gia đình hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn bằng lợn giống và
kinh nghiệm chăn nuôi. Chồng chị còn tham gia công tác xã hội tại địa phương,
mỗi năm từ nguồn thu nhập của gia đình, gia đình chị cũng trích mua sách vở và
tặng nhiều xuất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa
phương. Việc làm của chị Lan góp phần mang lại thu nhập, tạo việc làm, cải
thiện đời sống cho nhiều gia đình hội viên nông dân trong xã./.
Tuyết Mai