Duy Sơn là xã miền
núi, diện tích tự nhiên 7250 ha, toàn xã có 60% dân số làm nông nghiệp. Với
điều kiện tự nhiện thuận lợi, địa phương xác định 3 loại cây con có thế mạnh
đưa vào sản xuất đó là cây keo, cây lúa và chăn nuôi gia súc.
Năm 2012, Hội nông
dân xã Duy Sơn chọn Chi hội nông dân thôn Trà Kiệu Tây để triển khai mô hình
chăn nuôi bò sinh sản, có 30 hộ tham gia với tổng số vốn ban đầu là 300 triệu
đồng từ nguồn vốn quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Nam, mỗi hộ được hỗ trợ vay 10
triệu đồng.
Sau khi tiếp nhận dự án, xã thành lập Ban quản
lý, phối hợp với Ban dân chính thôn chọn các hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện
như có đất, có lao động để triển khai chăn nuôi và phối hợp trạm Khuyến nông-
Khuyến lâm huyện Duy Xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi
bò sinh sản cho bà con nông dân.
Qua
hai năm triển khai thực hiện, nhờ sự chăm chỉ chịu khó vươn lên cùng với sự hỗ
trợ của những nguồn lực khác và những kiến thức học được trong quá trình thực
hiện dự án, các hộ nghèo tham gia mô hình đều thoát nghèo bền vững. Trong đó có
một số hộ vươn lên khá, có hộ còn đầu tư mở
rộng chăn nuôi thêm. Nhiều hộ đã sửa chữa lại nhà cửa, chăm lo con em học tập
như trường hợp của anh Bùi Hữu Mạnh là một điển hình.
Gia
đình anh Nguyễn Văn Bình ở tổ đoàn kết số 5 trước đây thuộc diện hộ nghèo, vợ
chồng anh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng cái nghèo, cái khó cứ luôn
đeo bám bên người không đủ trang trải cuộc sống với 4 miệng ăn trong gia đình.
Năm 2012, gia đình anh Bình được hỗ trợ gần 10
triệu đồng để mua bò giống về nuôi. Vợ chồng anh dốc sức chăn nuôi bò sinh sản.
Qua hơn 2 năm, từ một con bò giống giờ đây anh có thêm hai con nghé. Anh Bình cho
biết: “ Bò là con vật nuôi ít dịch bệnh,
giá cả đầu ra ổn định và hiệu qủa kinh tế cao, nuôi bò ít tốn công chăm sóc,
chi phí lại thấp, thức ăn chủ yếu là phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp như rơm,
cỏ, chuối. Đặc biệt nuôi bò nhốt chuồng đem lại hiệu qủa kinh tế cao hơn,bảo vệ
môi trường và dịch bệnh”.
Ông
Phạm Mimh Phó, phó ban quản lý dự án cho biết thêm: Đến nay đàn bò ở thôn Trà
Kiệu Tây đã sinh được 25 con nghé. Trong đó, một số bò cái được các hộ tiếp tục
để lại nhân giống và phát triển thêm, số còn lại bán thịt hoặc bán cho hộ khác
làm giống để trả lại nguồn vốn cho dự án, qua đó nhân rộng mô hình cho các hộ nghèo
khác trong xã.
Ông
Nguyễn Trường Trãi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã kiêm trưởng Ban quản lý dự án cho
biết: “ Mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại thôn Trà Kiệu Tây không chỉ hiệu quả
về kinh tế mà quan trọng hơn là hiệu quả về mặt nhận thức xã hội. Đó là sự sự
nỗ lực vươn lên, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, tinh thần và ý thức trách
nhiệm của chính những người nông dân khi tham gia vào dự án. Qua dự án chăn
nuôi bò tại Chi hội Trà Kiệu Tây đã làm cho nông dân ngày càng tham gia và đóng
góp tích cực các hoạt động phong trào nông dân, đồng thời góp phần vào việc
thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của
địa phương giai đoạn 2011-2015.
Trần Thịnh – CT Hội ND xã Duy Sơn