A+ A A-

Nhọc nhằn nghề cào hến

          Dưới chân cầu Câu Lâu cũ, nép mình bên dòng sông Thu Bồn yên ả từ lâu đã hình thành một xóm nhỏ. Nơi đây, cuộc sống người dân luôn gắn liền với con hến, con ốc. Tuy nhiều nỗi nhọc nhằn nhưng cái nghề đã đi theo họ từ bao đời, nuôi lớn nhiều thế hệ.

         Tuy nhọc nhằn nhÆ°ng nghề hến đã nuôi lớn bao thế hệ người dân nÆ¡i này. Ảnh: L.Đ

Nghề hến gắn bó lâu đời với một xóm nhỏ tại thị trấn Nam Phước. Ảnh: L.Đ       

        1. Chúng tôi đến đây vào sáng sớm khi mặt trời còn chưa ló dạng. Phía xa, những chiếc ghe đang từ từ vào bờ sau một đêm lênh đênh trên sông nước. Trên ghe, những người đàn ông với làn da đen sạm vất vả rửa hến, đong hến chuyển lên bờ. Ghe nào cũng đầy hến, là thành quả của một buổi đi cào.

        Ông Trần Bôn (thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên) vừa đong hến vào xô, vừa cười nói: “Tôi theo nghề hến đã gần hai mươi năm rồi. Ở đây đàn ông đa số đi cào hến, đàn bà nấu hến và đem đi bán. Bên cạnh đi ghe thì cũng có nhiều người cào lội, người dân vùng này kiếm tiền toàn nhờ con hến, con ốc”.

          Nghề cào hến đòi hỏi phải có sức lực dẻo dai, chịu được cái lạnh khi phải ngâm mình dưới nước, chịu được sức nắng của những buổi trưa hè. Hến nằm sâu dưới đáy sông nên cào khá vất vả, đòi hỏi phải có các kỹ năng nhất định.

          Sau mỗi buổi cào, khi mang hến về, mỗi gia đình đều tụ tập sàng lọc cho sạch đất, sỏi và rong rêu. Công đoạn này tưởng đơn giản nhưng tốn khá nhiều thời gian và công sức do lượng bùn, rác bám trên hến nhiều. Ngày nào cũng thế, công việc của người cào hến bắt đầu lúc nửa đêm và kéo dài đến tận sáng hoặc trưa hôm sau.

          “Nhiều người cào nên hến ngày càng ít, phải đi xa mới có hến mang về. Lúc thì cào quanh đây, lúc thì xuống sông Cẩm Hà, Hội An. Ngày nào cũng cào nên phải đi nhiều nơi, chỗ này ít thì mai sẽ đến chỗ khác” - ông Bôn cho biết thêm.

          2. Một hai năm trở lại đây, bên cạnh việc cào hến để nấu thì một số hộ gia đình ở đây đã chuyển qua cào loại hến tôm. Hến tôm là loại hến nhỏ, được các thương lái miền trong thu mua để làm thức ăn cho tôm hùm. Từ ngày chuyển qua cào hến tôm, đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt.

         Công việc cào hến bắt đầu từ lúc ná»­a đêm vào kéo dài có khi đến tận trÆ°a hôm sau. L.Đ

Công việc cào hến bắt đầu lúc nửa đêm vào kéo dài đến sáng hôm sau. Ảnh: L.Đ         

         Được biết, tại khu vực này có tầm 5 - 6 ghe chuyên đi cào hến tôm, mỗi ngày trung bình một ghe thu được hơn 20 bao hến, mỗi bao có giá dao động 70 - 100 nghìn đồng. Sau mỗi chuyến đi cào, thương lái đến thu mua tận nơi để chuyển vào các trại nuôi tôm tại Phú Yên, Khánh Hòa.

         Cũng đi cào từ nửa khuya và bôn ba nhiều nơi, nhưng cào hến tôm đỡ vất vả hơn cào hến nấu phần nào. Hến từ ghe chở về được cho thẳng vào bao rồi đưa đi, bỏ qua một số công đoạn như sàng lọc, nấu chín nhưng lợi nhuận thu được vẫn cao hơn.

          Ông Lê Văn Cường (48 tuổi, thị trấn Nam Phước) cho biết: “Lúc trước, tôi chuyên đi cào hến nấu để vợ đi bán và bỏ cho một số gia đình nấu hến trong vùng. Hơn một năm nay, tôi đã chuyển sang cào hến tôm. Từ ngày đi cào loại hến này, gia đình đỡ vất vả và kinh tế cũng được nâng cao hơn”.

          Dù còn lắm thăng trầm, vất vả nhưng nghề hến đã gắn bó với máu thịt của người dân nơi đây. Từ một làng quê nghèo nay mọi nhà đều có của ăn của để, cuộc sống ổn định hơn. “Tuy công việc nhiều khó khăn nhưng chúng tôi chưa một ai nghĩ sẽ bỏ nghề” - ông Cường khẳng định.

VÂN LY - ÁNH ĐIỆP

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19805776
Hôm nay
Hôm qua
1149
8748