Vùng cảnh quan Khu di sản Mỹ Sơn nhìn từ sông Thu Bồn đoạn qua huyện Nông Sơn, phía trước là đỉnh Hòn Đền
Ngày 13/8/2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đã ký quyết định phê duyệt Dự án thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn.
Theo đó, Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, xã Duy Phú có vị trí địa lý nằm trên địa giới hành chính của 2 xã Duy Phú và Duy Hòa. Phía Bắc nằm trong địa phận xã Duy Hòa; Phía Nam giáp xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn; Phía Đông giáp xã Duy Sơn; Phía Tây nằm trong địa phận xã Duy Phú. Quy mô diện tích và phân khu chức năng diện tích Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn là 1.160 ha, gồm Tiểu khu 414 và một phần của Tiểu khu 412, 416, thuộc 2 xã Duy Phú và Duy Hòa. Phân khu bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa có diện tích 1.138 ha, chiếm tỉ lệ 98% diện tích Khu bảo vệ cảnh quan. Đất có rừng là 1.085 ha, chiếm tỉ lệ 95,32% diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Đất chưa có rừng 42,98 ha, chiếm tỉ lệ 3,69% diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; và đất khác 11,29 ha, chiếm tỉ lệ 0,99% diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Trong đó, xã Duy Phú có diện tích 868 ha, chiếm 76,26% phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt. Xã Duy Hòa có diện tích 270 ha, chiếm 23,74% phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt. Phân khu Dịch vụ hành chính có diện tích 21,8 ha, chiếm tỉ lệ 1,88% diện tích Khu bảo vệ cảnh quan thuộc xã Duy Phú. Mục tiêu chung Bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động thực vật hoang dã hiện có; đồng thời bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái rừng, các giá trị di tích lịch sử văn hóa. Việc thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn là nhằm dễ nhận biết trên thực địa, đáp ứng được các tiêu chí của một khu bảo vệ cảnh quan theo quy định. Đồng thời, làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án quy hoạch, đầu tư nhằm phát triển khu rừng bảo vệ cảnh quan, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa Mỹ Sơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Những công việc cụ thể của Dự án thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, đó là chương trình quản lý, bảo vệ rừng tổng nhu cầu kinh phí 32 tỉ 370 triệu đồng để thực hiện điều tra khảo sát, xác định vị trí và đóng cột mốc ranh giới khu bảo vệ cảnh quan; triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với chương trình phục hồi sinh thái rừng tổng nhu cầu kinh phí 1 ti 590 triệu đồng để thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 36 ha trong vòng 5 năm; Trồng cây cảnh quan và trồng bổ sung cây bản địa 15.000 cây trong vòng 5 năm. Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng tổng nhu cầu kinh phí 90 tỉ 765 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng trụ sở Ban quản lý xây nhà 2 tầng, tổng diện tích xây dựng dự kiến là 1.000 m2, bao gồm các phòng làm việc, phòng họp, hội trường, thư viện; xây dựng cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ tham quan du lịch; hệ thống Nhà hàng, Khách sạn, dịch vụ du lịch. Không gian sinh hoạt về đêm. Đường hoa hồng trồng để trang trí. Bến du thuyền trên đập Thạch Bàn. Xây lại đập giữ nước tại Suối Khe Thẻ. Nhà bán vé, bến xe, nhà kho, Gara sửa xe điện. Nhà văn nghệ dân gian Chăm di dời ra ngoài nhà đôi. Xây dựng và nâng cấp các trạm bảo vệ kể cả phòng làm việc, phòng nghỉ cho cán bộ của trạm và các hệ thống điện, nước, công trình phụ. Xây dựng các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn, tuyên truyền. Tôn tạo đường tuần tra bảo vệ rừng 15 km. Xây dựng mới 10 km đường băng cản lửa kết hợp với tuần tra bảo vệ rừng. Nâng cấp 1 chòi canh lửa rừng. Đầu tư mua sắm phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng. Chương trình giáo dục môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học tổng nhu cầu kinh phí 440 triệu đồng. Thực hiện các nhiệm vụ tổ chức các chương trình giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ di tích trong cộng đồng, trong đó chú ý đến đối tượng học sinh các trường học tại địa phương. In ấn tài liệu tập huấn giáo dục môi trường, tờ rơi, tuyên truyền; nâng cấp Website giới thiệu về Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn. Đầu tư trang thiết bị, xây dựng phim giới thiệu để thực hiện công tác truyền thông, quảng bá Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa, qua đó giáo dục bảo vệ di tích, môi trường, đa dạng sinh học. Tổ chức hội nghị, hội thảo, các sự kiện về bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học định kỳ 2 năm một lần để tổng kết đánh giá và đề xuất các biện pháp tiếp theo trong công tác bảo vệ môi trường. Ban quản lý Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn được thống nhất giao cho Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn hiện có là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Duy Xuyên với cơ chế hoạt động của Ban quản lý được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải về tài chính. Hằng năm được giao kinh phí để thực hiện cơ chế khoán một số loại dịch vụ công, hoặc giao kinh phí bằng hình thức định mức chi theo khối lượng công việc. Tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư Kinh phí thực hiện dự án thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn đến năm 2025 là 96 tỉ 32 triệu đồng. Trong đó Chương trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: 3 tỉ 237 triệu đồng; Chương trình phục hồi sinh thái rừng 1 tỉ 590 triệu đồng; Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: 90 ti 765 triệu đồng; Chương trình giáo dục môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học 440 triệu đồng, đầu tư chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn I (2020 - 2022) với tổng kinh phí là 74 tỉ 995 triệu đồng; Giai đoạn 2(2023- 2025) với tổng kinh phí là 21 tỉ 037 triệu đồng. Nguồn vốn ngân sách Trung ương 8 tỉ 503 triệu đồng, chiếm 8,85% tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn ngân sách địa phương 11 tỉ 388 triệu đồng, chiếm 11,86% tổng vốn đầu tư (chủ yếu sử dụng từ phí tham quan Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn). Nguồn vốn hợp pháp khác 76 tỉ 140 triệu đồng, chiếm 79,29% được xác định là nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư du lịch trong Khu bảo vệ cảnh quan; vốn huy động tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các dự án.
Hoàng Thơ