Nói đến Mỹ Sơn là nói đến vùng cảnh quan xung quanh khu di tích. Đây là một thực thể không thể tách rời khỏi quần thể kiến trúc công trình đền tháp. Chính tên gọi cũng bắt nguồn từ rứng núi nơi đây (mỹ = đẹp, sơn =núi). Vì vậy, trong các quyết định công nhận giá trị Mỹ Sơn luôn có những khuyến cáo về bảo vệ nguồn tài nguyên quý gía này. Ngoài việc công nhận rừng Mỹ Sơn là rừng đặc dụng theo quyết định số 1976 củaThủ tướng chính phủ. Mới đây, trong tháng 8/2020, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định 2223 thành lập Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử Mỹ Sơn. Khu rừng cảnh quan Mỹ Sơn gắn liền với Khu di tích Mỹ Sơn có tổng diện tích trên 1.000 ha. Có vị trí giáp ranh với địa giới hành chính giữa 2 huyện Nông Sơn và Duy Xuyên. Điều đặc biệt diện tích rộng lớn rừng tự nhiên này lại là không gian văn hóa lịch sử gắn với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử Khu đền tháp Mỹ Sơn của nền văn minh cổ Champa (một nền văn minh rực rỡ của lịch sử nhân loại). Kết hợp với khu vực giàu sự đa dạng về hệ thống động thực vật của rừng tự nhiên nơi đây thì có thể nói ít nơi đâu có được. Đây thực sự là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái rất lớn, chứa đựng nhiều giá trị đa dạng sinh học, đồng thời là khu vực chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đặc sắc, là những lợi thế quan trọng, tạo tiền đề để ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái trong khu vực phát triển một cách toàn diện và bền vững. Với tổng diện tích của Khu bảo vệ cảnh quan được xác lập là 1.092 ha, trong đó diện tích có rừng là 1.092 ha, chiếm 94%. Rừng trồng có diện tích không đáng kể, chỉ chiếm 7,97% trong tổng diện tích có rừng. Về rừng trồng, ngoài bạch đàn, keo thì số lượng lớn làdiện tích trồng thông được phát triển từ giai đoạn Pháp (đây là cây di cư từ nơi khác đến). Vềtrữ lượng gỗ có khoảng 81 m3 gỗ, trong đó gỗ rừng tự nhiên là 74 mét khối gỗ. Về các kiểu rừng thì phần lớn là kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đớt trên núi đất, có mật độ từ 900 cây đến 1200 cây/ha. Ngoài ra còn có các kiểu rừng như kiểu phụ rừng nhân tác, đặc biệt là kiểu phụ trảng cỏ cây bụi nhiệt đớt trên núi trùng và thú nhỏ, động vật ăn cỏ. Những số liệu trên cho thấy Khu bảo vệ cảnh quan này có những giá trị to lớn về đa dạng sinh thái động, thực vật. Theo điều tra, nghiên cứu của Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc bộ thì tại khu vực này có sự đa dạng về các loại động vật, thực vật. Về động vật có 37 loài thú trong đó có 4 loài thú thuộc diện quý hiếm cần được quan tâm bảo tồn (cu li lớn, tê tê java, mèo rừng và cầy hương). Hệ sinh thái suối có động vật lưỡng cư như ếch, nhái, ốc, tôm cá, côn trùng, ấu trùng ở nước. Đi liền với sự đa dạng về động vật thì hệ thực vật tại Khu bảo vệ này cũng hết sức đa dạng. Trong rừng hiện nay có một số loại thực vật có giá trị kinh tế cao như sao đen, chò đen, trai, dền trắng.
Những số liệu trên chó thấy Khu bảo vệ cảnh quan này có những giá trị to lớn về đa dạng sinh thái động, thực vật. Theo điều tra, nghiên cứu của Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc bộ thì tại khu vực này có sự đa dạng về các loại động vật, thực vật. Về thực vật, thì đây là nơi giao thoa của nhiều luồng thực vật khác nhau kết hợp điều kiện khí hậu và địa hình khu vực tạo nên tính đa dạng phong phú về thành phần loài thực vật. Hiện nay khu vực này có 238 loài, thuộc 168 chi, 82 họ, là những đơn vị cấu thành nên hệ thực vật Việt Nam, có những đặc trưng riêng biệt còn mang những đặc tính chung của hệ thực vật Việt Nam. Trong đó, hệ thực vật có rất nhiều công dụng đối với đời sống con người như cung cấp nguồn dược liệu chữa bệnh, nguồn thức ăn, cây cảnh. Có loại một công dụng nhưng có loài tham gia nhiều công dụng. Thống kê cho thấy trong 238 loài được tra cứu có 186 loài có công dụng chiếm 78% tổng số loài của toàn hệ, trong đó loài có công dụng làm thuốc là 157 loài, cho gỗ 36 loài, làm ăn quả có 27 loài, làm cảnh 26 loài. Giá trị sử dụng của cộng đồng dân cư trong vùng là 37 loài. Như vậy số loài cây có khả năng phục vụ vào mục đích con người rất lớn, công dụng làm thuốc đến 65,97%, đây chính là nguồn tài nguyên thực vật tại khu di sản. Một số loài nguy cấp và sẽ nguy cấp hay sắp bị đe dọa cần được bảo tồn nhưchò đen, giền trắng, thành ngạnh nam, thành ngành dẹp, cầy phân bố tập trung ở một số khu vực phía Nam và phía Đông Nam, hoặc ven suối.
Việc hình thành Khu bảo tồn cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn trong điều kiện diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp. Các giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc cần được bảo vệ nguyên ngặt trong giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường thì thực sự đây là danh hiệu cao quý của địa phương và nhân dân trong vùng có được, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ, quản lý các giá trị văn hóa, thiên nhiên độc đáo của địa phương huyện Duy Xuyên, và cả của tỉnh Quảng Nam. Rừng của cộng đồng địa phương bao năm gìn giữ hôm nay được khoát lên mình danh hiệu rừng cảnh quan đồng nghĩa với việc các hệ sinh thái động thực vật nơi đây mang trên mình giá trị về cảnh quan, môi trường, văn hóa. lịch sử được nhà nước chăm lo quản lý bảo vệ nhằm phục vụ lại chính cộng đồng.
Văn Khoa