A+ A A-

Định hình thương hiệu du lịch di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

          Từ năm 1999, cùng với phố cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Disản Văn hóa Thế giới. Một điểm đến có giá trị và rất hấp dẫn đối với du khách, thực sự đã được đánh thức sau thời gian dài bị bỏ quên. Các cấp, các ngành ở huyện Duy Xuyên và tỉnh Quảng Nam đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại khu di sản ngày càng đồng bộ. Mặc dù, có rất nhiều loại sản phẩm du lịch khác nhau để phục vụ du khách đến tham quan, du lịch Mỹ Sơn, nhưng sản phẩm du lịch đối với di sản văn hóa như Mỹ Sơn rất kén chọn đối tượng khách đến.

           

        Đoàn xe cổ diễu hành đến Mỹ Sơn

            Theo thống kê, mỗi nămDi sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đón trên 350.000 lượt kháchđến tham quan, du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng đáp ứng nhu cầu du khách, thương hiệu dần định hình trong chiến lược kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp du lịch tầm cỡ. Sự tăng trưởng của lượng khách đến với khu di tích Mỹ Sơn lại có tỷ trọng chênh lệch cao giữa khách quốc tế và khách nội địa, số lượng khách quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao hơn khách nội địa. Điều đó chứng tỏ, điểm đến này được du khách quốc tế quan tâm nhiều hơn.

         

         Chương trình nghệ thuật " Mỹ Sơn trường tồn"

         Thời gian qua, nhờlàm tốt công tác tôn tạo và trùng tu theo đúng hiện trạng giá trị lịch sửcủa di tích, đúng theo tiêu chí xếp hạng của UNESCO, nên đã giúp cho khu di sản văn hóa Mỹ Sơn có cơ hội pháthuy giá trị. Ngoài việc phát huy các giá trị về văn hóa, việc khai thác những yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể cũng được Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn quan tâm khai thác. Bên cạnh đó, việc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn chú trọng liên kết, thúc đẩy tạo gắn kết, bổ sung cho nhau giữa sản phẩm du lịch, vùng, điểm đến đã làm tăng lượng khách quốc tế tham quan có chất lượng. Cùng với đó là các biện pháp đầu tư về kỹ thuật hạ tầng du lịch bao gồm bảo vệ và gìn giữ môi trường điểm đến, lĩnh vựcgiao thông trung chuyển bằng xe điện, mở rộng tuyến đi bộ tiếp cận vào các khu tháp, khu vực vệ sinh đạt chuẩn quốc tế. Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn còn đầu tư cải thiện dịch vụ phục vụ khách lưu trú; luôn làm mới chương trình nghệ thuật như dựng lại câu chuyện dân gian của người Chăm; chú trọng trồng rừng và tôn tạo cảnh quan môi trường tự nhiên. Nhờ vậy, đã hình thành nhiều khu dịch vụ hỗ trợ, bến bãi, hạ tầng mở rộng ngoài vùng đệm (chủ yếu tập trung khu vực Khe Thẻ) giúp hạn chế áp lực lên các ngôi đền tháp. Song song với việc khai thác giá trị, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn còn khai thác các hoạt động trùng tu cho mục đích tham quan du lịch, tạo môi trường trải nghiệm cho du khách khám phá những giá trị văn hóa - tâm linh- mỹ thuật của người Chăm. Đặc biệt, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn thực hiện liên kết cộng đồng giúp người dân bản địa tham gia vào đời sống kinh tế du lịch và bảo vệ giữ gìn Mỹ Sơn.

 

Tiết mục múa đội nước ở Mỹ Sơn

        Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn triển khai thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch, như: tăng nguồn lực tài chính chia sẻ cùng với doanh nghiệp trong công tác marketing và trách nhiệm cộng đồng. Hằng năm, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn đầu tư ngân sách lợi nhuận cho công tác marketing và hoạt động du lịch chiếm tỉ lệ lớn; thường xuyên xúc tiến quảng bá điểm đến với việc liên kết du lịch thông qua hoạt động gặp mặt thường niên, tọa đàm, hội chợ triển lãm, thông tin, mạng xã hội. Cùng với đó, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho những nhân sự trực tiếp. Nhờ những nỗ lực trên đã góp phần tăng năng lực hoạt động du lịch- dịch vụ và tạo sự đồng bộ trong công tác phối hợp, liên kết hoạt động giữa Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn và công ty du lịch.

           Đông đảo khách tham quan Mỹ Sơn

        Từ những kết quả đạt được trong công tác cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạikhu di sản Mỹ Sơn thời gian qua đã góp phầnkhẳng định thương hiệu chất lượng du lịch disản Mỹ Sơn. Biến điểm tham quan thoát khỏi một điểm đến du lịch nghèo nàn, khô khan mà hài hòa giữa không gian cổ kính và những tiện ích điểm đến, góp phần đem lại hiệu quả doanh thu, tăng nguồn ngân sách đầu tư cho di tích và chia sẻ cộng đồng, nâng cao ý thức người dân, chung tay gìn giữ bảo tồn vốn quý của dân tộc; hình thành nên các loại hình dulịch mới nhằm khai thác thế mạnh không gian di sản và thương hiệu nổi bật, đồng thời tạo động lực lôi kéo sự đầu tư của các công ty doanh nghiệp đến với vùng đất phụ cận.

        Tuy nhiên, hiện nay sự cạnh tranh của các điểm đến khác cũng rất khốc liệt, đặc biệt những khó khăn lộ diện trong thu hút khách du lịch tại khu di sản khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Lượng khách tham quan sụt giảm nghiêm trọng, các chính sách thu hút khách nội địa thôngqua các chương trình khuyến mãi, kích cầu hiệu quả thấp, trong khi đó khách nước ngoàichưa quay trở lại do các đường bay quốc tế chưa mở lại. Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững, cần có thêm các giải pháp thích hợp để thu hút du khách đến với Mỹ Sơn nhiều hơn. Với những lợi thế có sẵn, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và nâng cấp đặc biệt là việc thông thoáng các tuyến đường đến khu di sản rất thuận lợi cho việc đi lại của du khách khi thực hiện các chương trình tham quan tại Mỹ Sơn. Một yếu tố khá quan trọng để thu hút du khách đến với khu di tích này là môi trường du lịch rất tốt, mặc dù lượng du khách đến ngày càng tăng nhưng hầu như không xảy ra các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của du khách.

          Từ những kết quả đã đạt được, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tập trung những giải pháp trong thời gian tới nhằm tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ như tiếp tục củng cố những giá trị hiện có nhằm xây dựng thương hiệu du lịch di sản bền vững với các dịch vụ đặc trưng gắn với văn hóa, gắn với không gian di tích, cải tạo cơ sở hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch, gắn kết với các dự án lan tỏa đến cộng đồng xung quanh, tăng trải nghiệm tại điểm đến, khai thác các giá trị cảnh quan không gian di sản, giá trị rừng đặc dụng còn hoang sơ và đầy tiềm năng như khảo sát mô hình trekking và hiking, tour Thạch Bàn (chèo thuyền), xe đạp. Khôi phục, tái hiện làng nghề và văn hóa truyền thống, chú trọng vào kênh quản lý du lịch, cùng với việc tăng cường quảng bá chuyên nghiệp, xúc tiến đầu tư, nghiên cứu thị trường, truyền thông xã hội, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, từng bước xây dựng sản phẩm để mời gọi du khách đến với Mỹ Sơn một cách bền vững.

Hoàng Thơ-T.Minh

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19833932
Hôm nay
Hôm qua
16494
12811