Quán triệt và nhận thức sâu sắc
các quan điểm đó, trong thời gian qua, đặc biệt là 3 năm gần đây, Đảng ủy, chính
quyền địa phương xã Duy Trinh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho các chi hội khuyến học hoạt động; đặc biệt, Ban Thường
vụ Đảng ủy đã ra nghị quyết về tăng
cường sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài,
xây dựng xã hội học tập. Vì vậy, phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài đã
phát triển cả bề rộng và chiều sâu, hệ thống tổ chức của hội được kiện toàn,
củng cố và lan tỏa đến khắp các thôn xóm, và các tộc họ trong xã, toàn xã có 25
chi hội, nội dung, hình thức hoạt động của Hội khuyến học có nhiều đổi mới như
chi hội Công ty TNHH Nhật Anh, chi hội tộc Lưu Công và tộc Lê Văn, chi hội Xóm
Hòa An thôn Đông Yên, chi hội Cựu học sinh và giáo viên trường Phù Đổng, Cựu
học sinh Tân tân, cựu học sinh ngũ thôn Nam Thi... Từ năm 2012 đến tháng 9/2013
các chi hội đã hỗ trợ 57 xuất cho học sinh nghèo, với số tiền là 8.700.000
đồng; trao thưởng và học bổng cho học sinh các cấp 3.285 xuất với tổng số tiền
là 522.353.000 đồng; vận động xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất cho
giáo dục với tổng số tiền là 216.079.000 đồng. Trong 2 năm 2012-2013 Hội khuyến
học xã đã vận động quỹ hội được 27.300.000 đồng, các chi hội ở cơ sở đã vận
động được 1.054.660.000 đồng, một nguồn kinh phí tương đối lớn. Nhìn chung, chất
lượng hoạt động của các cấp hội ngày càng được nâng cao; phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng
khuyến học đã được quan tâm đẩy mạnh và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Nhờ tổ chức phát thưởng cuối học kỳ I mà nhiều em học sinh nỗ lực thi đua phấn
đấu giữ vững danh hiệu đến cuối năm, nhờ cấp học bổng kịp thời mà nhiều học
sinh nghèo đã đỗ vào các trường đại học với số điểm khá cao như Lưu Thị Trang,
Ngô Thị Hồng Thắm...em Đặng Quốc Vũ được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc nhất
của trường PTTH Sào Nam.
Những người tận tâm
và luôn luôn đồng hành với công tác giáo dục ở Duy Trinh phải nói đến ông Hồ
Tấn Dũng, ông Võ Quang Ba, gia đình cụ Hồ Nghinh, ông Lê Đào và nhiều nhà hảo
tâm khác...Đây chính là những tấm gương sáng, những hạt nhân quý báu , giúp cho
việc đẩy mạnh phong trào học tập trong và ngoài nhà trường, góp phần giữ vững
thành quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở
Cùng với phong trào thi đua xây
dựng gia đình, dòng họ hiếu học; phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài cũng
đã mở ra một giải pháp mới, hiệu quả trong việc huy động nguồn lực đầu tư cho
sự nghiệp giáo dục đào tạo. Thông qua phong trào, đã huy động được nhiều nguồn
lực to lớn từ các gia đình, cá nhân, tổ chức chính trị – xã hội và doanh
nghiệp, đóng góp xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, cùng chung tay góp sức,
chăm lo đến công tác giáo dục đào tạo, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan
trọng của phong trào thi đua khuyến học, xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học,
cộng đồng khuyến học; với lòng tự trọng, tự hào của người Duy Trinh giàu truyền
thống hiếu học, thời gian tới, Đảng bộ xã xác định phong trào thi đua khuyến
học phải gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước, làm cho tất cả mọi người
nhận thức rõ mục tiêu của học tập là: Học để hiểu biết, để làm người; học để có
nghề, có việc làm; học để biết làm cho mình và mọi người xung quanh mình sống
hạnh phúc, sống có văn hóa; học để góp phần vào sự hưng thịnh và phát triển bền
vững của quê hương đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.Trong thời
gian đến địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
Một là: Tiếp tục quán triệt và
triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 11-CT/TƯ của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Chỉ thị số 02 của Thủ
tướng Chính phủ về đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài... nhằm nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi người dân trong công tác
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Chú trọng công tác tuyên
truyền, vận động làm cho mọi người dân nhận thức rõ sự cần thiết, tầm quan
trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời, về vai trò quan trọng
của gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan doanh nghiệp... trong xây dựng xã hội học tập, nhất là cần
làm thay đổi căn bản nhận thức của cán bộ đảng viên, công chức về việc học
thường xuyên, học suốt đời, học thực, học vì chất lượng cuộc sống và công tác.
Hai là: Tăng cường củng cố, xây
dựng Hội khuyến học cấp xã, phát triển
thêm các chi hội khuyến học ở các thôn xóm và các tộc họ, Ban công tác Mặt trận
các thôn tạo điều kiện và giúp đỡ để các cấp hội phát triển vững mạnh, hoạt
động hiệu quả; lấy củng cố chi hội khuyến học ở các khu dân cư, cơ quan, đơn
vị, trường học là trọng tâm, phát triển hạt nhân phong trào làm nòng cốt nhằm
đưa công tác khuyến học phát triển lên một tầm cao mới. Xây dựng tổ chức hội
vững mạnh làm cơ sở để liên kết, phối hợp với các trường học và các ban ngành
đoàn thể, các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia hoạt động khuyến học,
khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đóng góp tích cực vào việc phát triển toàn
diện giáo dục và đào tạo và xây dựng "gia đình hiếu học", “dòng họ
hiếu học".
Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh các
phong trào thi đua khuyến học một cách toàn diện cả bề rộng lẫn chiều sâu; gắn
công tác khuyến học, khuyến tài với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với
phong trào xóa đói, giảm nghèo làm kinh tế giỏi, làm giàu chính đáng, xây dựng
nông thôn mới và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Phát triển các hình thức
học tập chính quy đi đôi với phát triển, đa dạng hóa các hình thức học tập, tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
Khuyến học, khuyến tài phải góp phần quan trọng hỗ trợ các trường học trong
giảng dạy và học tập. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và đổi mới phương pháp, nội
dung hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ; phát triển nhiều loại hình học
tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân địa
phương, gắn khuyến học với khuyến nghề tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
trong thanh niên và mỗi gia đình về việc học để có nghề, có việc làm, có thu
nhập đảm bảo được cuộc sống của cá nhân và mỗi gia đình.
Bốn là: Tăng cường vận động xây
dựng và quản lý có hiệu quả quỹ khuyến học, khuyến tài mở rộng hình thức học
bổng khuyến học ở từng gia đình, dòng họ, khu dân cư, cơ quan, đơn vị. Tích cực
huy động sự ủng hộ của các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp ủng
hộ cho quỹ khuyến học, khuyến tài nhằm giúp học sinh, sinh viên nghèo vượt khó,
khuyến khích học sinh, sinh viên học giỏi trên các lĩnh vực, động viên khen
thưởng học sinh có nhiều thành tích trong học tập.