A+ A A-

Thúc đẩy phát triển tơ lụa

         Tơ lụa Mã Châu và Quảng Nam được xác định là sản phẩm thương hiệu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể của sản phẩm tơ lụa đã được đăng ký sở hữu trí tuệ dưới sự giúp sức của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước.

         TÆ¡ lụa Quảng Nam sẽ được thúc đẩy thÆ°Æ¡ng mại chuyên nghiệp hÆ¡n trong tÆ°Æ¡ng lai. Ảnh: H.S

Tơ lụa Quảng Nam sẽ được thúc đẩy thương mại chuyên nghiệp hơn trong tương lai. Ảnh: H.S       

       Dự án “Hỗ trợ phát triển các sản phẩm lụa Quảng Nam” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ dành cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm tơ lụa Quảng Nam tổ chức tổng kết vào hôm qua (28.11) tại huyện Duy Xuyên. Với tổng kinh phí thực hiện dự án lên đến 200 nghìn USD, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Hiệp hội xúc tiến sáng chế Hàn Quốc (KIPA) cùng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN Việt Nam) đã hoàn tất dự án với các nội dung như: hỗ trợ máy dệt lụa cho huyện Duy Xuyên; thiết kế logo phục vụ cho việc xây dựng nhãn hiệu tập thể Mã Châu Duy Xuyên và sản phẩm tơ lụa của Quảng Nam; xây dựng phương án quảng bá thương hiệu cho sản phẩm lụa Mã Châu và xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Quảng Nam” cho sản phẩm tơ, lụa.

            Từ thế mạnh địa phương

          Bà Lê Thủy Trinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN cho biết, nghề truyền thống trồng dâu - nuôi tằm của Quảng Nam đã có danh tiếng một thời; ở các vùng ven sông Vu Gia - Thu Bồn có truyền thống và điều kiện thuận lợi phát triển nghề trồng dâu - nuôi tằm và đã xuất khẩu qua nhiều thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tuy nhiên, do biến động về giá cả thị trường, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất (nhà xưởng, thiết bị và công nghệ chế biến) chưa được quan tâm đầu tư đổi mới, xúc tiến thương mại chưa tốt nên trong một thời gian dài, sự phát triển của nghề này gặp khó khăn, có nguy cơ mai một. “Theo thống kê hiện nay tại các địa phương chỉ còn một số ít hộ dân theo nghề trồng dâu nuôi tằm. Đồng thời người dân chưa bắt kịp với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên trong hoạt động sản xuất vẫn cầm chừng. Công nghệ dệt nhuộm còn thô sơ...” - bà Lê Thủy Trinh nói.

          Trước những biến động của thị trường cũng như chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, Quảng Nam đã xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân khôi phục, phát triển nghề trồng dâu - nuôi tằm của địa phương. Song song với việc khôi phục nghề trồng dâu - nuôi tằm thì cần phải tìm được đầu ra và chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm, tránh lặp lại tình trạng bế tắc đầu ra. Điều này buộc các cơ sở sản xuất phải tiếp cận được công nghệ mới trong sản xuất dệt nhuộm, tạo dựng riêng cho mình một thương hiệu để phát triển thị trường. Chính từ những điều như vậy, một dự án hỗ trợ nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng như ứng dụng công nghệ phù hợp vào quá trình sản xuất của một ngành nghề thủ công được tìm kiếm. Và KIPO cũng như KIPA đã góp phần đưa thế mạnh của Quảng Nam trở thành một câu chuyện chiến lược, thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống mạnh mẽ trên thị trường.

          Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân cảm ơn sự hỗ trợ từ các cơ quan của Chính phủ Hàn Quốc và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Hàn Quốc. Theo đó, Quảng Nam mong muốn được hỗ trợ công nghệ phù hợp trong kỹ thuật dệt nhuộm từ các sản phẩm tơ lụa thiên nhiên, hỗ trợ xây dựng, vận hành mô hình quản lý, phát triển các nhãn hiệu và tiếp tục đưa làng nghề lụa Mã Châu phát triển gắn với du lịch, cũng như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài.

          Quảng bá và khai thác giá trị

          Một máy dệt lụa - giải pháp công nghệ phù hợp phục vụ phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống tơ lụa Mã Châu được lắp đặt theo khổ lớn để vận hành, chạy thử, giám sát máy, nâng cấp thiết kế và có sự điều chỉnh phù hợp. Ông Park Si-young - Giám đốc KIPO chia sẻ, hai cơ quan của Hàn Quốc sau thời gian lắp đặt máy đã tổ chức đào tạo kỹ năng, sử dụng thiết bị máy dệt cho nhân viên của Công ty TNHH Lụa Mã Châu. Ông Trần Hữu Phương – Giám đốc Công ty Lụa Mã Châu cho biết, máy dệt công nghiệp Simbol được sử dụng để phát triển mặt hàng trơn truyền thống theo thiết kế sản xuất của máy với vải khổ rộng. “Đến nay công ty đã tiếp nhận công nghệ và vận hành thành thạo máy dệt để sản xuất ra những sản phẩm như vải, khăn quàng cổ. Thời gian tới, lụa Mã Châu sẽ có thêm vải lụa hoa văn khổ lớn, tiết kiệm chi phí nguyên liệu và nhân công” - ông Phương nói.

          Về logo nhãn hiệu lụa Mã Châu là hình ảnh một cô gái Việt Nam với áo dài nón lá và khung cửi cách điệu, bà Lee Jieun - CEO Dự án Heritage (KIPA) cho biết, hình ảnh này được in ấn trên bao bì sản phẩm lụa Mã Châu sẽ tạo điểm nhấn về tính mềm mại, thướt tha cũng như bản sắc văn hóa của sản phẩm. Với nhãn hiệu chứng nhận “Quảng Nam” cho sản phẩm tơ lụa Quảng Nam, theo bà Lee Jieun, với hình tròn cách điệu ôm lấy ký tự Q cách điệu, cùng các dòng chữ biểu hiện về nguồn gốc tự nhiên của nguyên liệu, hy vọng sẽ góp phần tăng cường xúc tiến thương mại để thu hút các nhà đầu tư.

          Dự án kết thúc sau 7 tháng triển khai với việc hoàn tất các mục tiêu đầu tư, ông Kang Cheol Hwan - Phó Chủ tịch KIPA chia sẻ, phía Hàn Quốc ghi nhận các nỗ lực của người dân Quảng Nam và cam kết sẽ tiếp tục tư vấn hỗ trợ để sản phẩm tơ lụa vươn xa hơn.

LÊ QUÂN - NHÃ PHƯƠNG

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19672112
Hôm nay
Hôm qua
5260
8000