A+ A A-

Tăng cường kiểm tra, giám sát môi trường các vùng nuôi tôm

          Theo ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên, vụ 1 năm 2019 nông dân toàn huyện thả nuôi tôm trên diện tích 128ha, tập trung ở 3 xã Duy Nghĩa, Duy Thành và Duy Vinh, trong đó có khoảng 45% diện tích bị nhiễm bệnh dẫn đến chết hàng loạt. Trước tình hình này, ngành chuyên môn tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi tôm chấp hành nghiêm quy định về phòng chống dịch bệnh, không trực tiếp xả thải nước trong ao nuôi có tôm chết ra ngoài nhằm hạn chế lây lan ra diện rộng. Ông Giang nói: “Ngành nông nghiệp huyện thường xuyên thông tin kịp thời các thông báo về môi trường, bệnh trên con tôm từ phía cơ quan chuyên môn đến người nuôi tôm và thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các vùng nuôi tôm, kịp thời phát hiện những ao xuất hiện bệnh để phối hợp với cơ quan chuyên môn lấy mẫu kiểm tra, xác định nguyên nhân, qua đó có giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Mặt khác, khuyến cáo người dân tiến hành triệt để các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực nuôi tôm bị bệnh và kiểm tra nguồn nước trước khi thả nuôi đợt mới nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại”.
            
Người dân xã Tam Phú chuẩn bị nuôi tôm trở lại sau dịch bệnh. Ảnh: QUANG VIỆT

        Riêng ở Duy Vinh, trao đổi với chúng tôi, ông Võ Đức Lắm - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, địa phương đang thành lập 6 tổ vay vốn ở 6 thôn theo Nghị định 55 của Chính phủ để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có việc đầu tư nuôi tôm.

YẾN VY - BÍCH HUỆ

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19674870
Hôm nay
Hôm qua
2611
5407