A+ A A-

Khu nuôi tôm tập trung Hà Đước (Duy Xuyên): Cần có trạm biến áp

         Người dân nuôi tôm tại vùng nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung Hà Đước thuộc địa phận 2 xã Duy Phước và Duy Vinh đang phải trả tiền điện với đơn giá khá cao do không có trạm biến áp đặt tại khu vực.

         Nhiều hộ nuôi tôm taÌ£i khu vÆ°Ì£c nuôi tôm tập trung phải gánh chi phí tiền điện khá cao. Ảnh: V.C

Nhiều hộ nuôi tôm tại khu vực nuôi tôm tập trung phải gánh chi phí tiền điện khá cao. Ảnh: V.C       

        Hao hụt điện năng

       Ông Phan Đăng Thâm (thôn Vĩnh An, xã Duy Vinh) có 2 hồ nuôi tôm tại khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung Hà Đước với diện tích khoảng 2.500m2. Thời gian đầu, tháng 2.2019, do vận hành các giàn sục khí chưa nhiều nên tiền điện ông phải trả là 3 triệu đồng, tương ứng với mức bình quân 2,2 nghìn đồng/kWh (chữ điện). Bắt đầu từ tháng 3.2019, 4 giàn sục khí của ông hoạt động tần suất cao hơn nên tiền điện tăng gấp đôi. Ông Dương Bá Dũng, một chủ hộ nuôi tôm ở đây cũng cho hay, 2 hồ tôm của gia đình ông có tháng phải trả đến 13 triệu đồng tiền điện. “Sử dụng càng nhiều, đơn giá càng tăng. Đáng nói ở chỗ, trạm biến áp đặt quá xa, chúng tôi buộc phải kéo đường dây đi hơn 1 cây số, điện hao hụt rất lớn. Chi phí tiền điện không hề nhỏ, gây khó cho nhiều hộ nuôi tôm. Trong khi đó, nếu đặt trạm biến áp cho khu nuôi này và dân được mua điện tại công tơ thì mức bình quân mỗi chữ điện chỉ khoảng 1,7 nghìn đồng, thấp hơn nhiều so với số tiền bình quân mỗi chữ điện mà chúng tôi đang phải gánh” - ông Dũng nói.

          Theo ông Trần Văn Sành - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Vinh, địa phương được UBND huyện Duy Xuyên giao ký hợp đồng trực tiếp với các chủ hồ ở khu vực nuôi tôm tập trung Hà Đước thuộc địa phận của xã. Thời gian qua, xã đã ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh của các chủ hồ về việc họ phải trả tiền điện với đơn giá khá cao. Nguyên nhân chính là tại khu vực nuôi tôm không có trạm biến áp và phải kéo điện từ trạm ở xã Duy Phước về bán cho các chủ hồ nên chi phí hao tổn điện trở cộng dồn vào các công tơ ở từng hồ. “Địa phương cũng nhiều lần kiến nghị UBND huyện Duy Xuyên và Phòng NN&PTNT huyện nghiên cứu phương án giải quyết cho người dân. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi cụ thể nào. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm việc với Chi nhánh Điện lực Duy Xuyên nhưng với lý do chưa đầy đủ thủ tục hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án, trong đó phải tính tới đường dây dẫn điện nên đơn vị này vẫn chưa thể triển khai việc đưa trạm biến áp về khu vực này” - ông Sành cho biết.

          Cần có cam kết tập thể

          Được biết, khu nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung ở khu vực Hà Đước có tổng diện tích hơn 15ha. Trong đó, dự án chia thành 2 phân khu, xã Duy Phước (diện tích hơn 5,6ha), còn lại thuộc xã Duy Vinh. Theo ông Võ Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên, từ đầu năm 2019, khu vực này bắt đầu có những dấu hiệu tích cực khi nhiều người vào ký hợp đồng lâu năm để nuôi tôm. Riêng về đơn giá điện phải trả khá cao tại khu vực này, Phòng NN&PTNT huyện cũng đã ghi nhận nhiều phản ánh của dân. “Tuy nhiên, chúng tôi chỉ quản lý về mặt chuyên môn ở khu vực này, còn những vấn đề hạ tầng và hoạt động thuộc vào chức năng của địa phương đứng ra ký hợp đồng với các chủ hồ và đơn vị chủ đầu tư dự án. Chúng tôi cũng mong muốn bằng cách nào đó, có thể giải quyết hài hòa vấn đề này để người dân yên tâm nuôi trồng và mang lại thu nhập cao” - ông Giang nói.

          Ông Nguyễn Bốn - Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết, nắm bắt những ý kiến của nhân dân từ cơ sở, huyện cũng đã có nhiều buổi làm việc với các địa phương và ban ngành liên quan đến khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung Hà Đước. Vào cuối năm 2018, các chủ hồ tôm ở khu vực này phải trả tiền điện với đơn giá lên đến 2,8 nghìn đồng/chữ điện do chịu phí hao tổn đường dây kéo từ trạm biến áp Duy Phước về. Tuy nhiên, UBND huyện Duy Xuyên đã cho lắp đặt hệ thống tụ bù với chức năng giảm công suất phản kháng để bớt hao hụt điện năng ở trạm biến áp Duy Phước trước khi kéo về đến khu vực nuôi tôm tập trung Hà Đước với tổng kinh phí hơn 50 triệu đồng. “Đến nay, đơn giá điện tại hồ giảm còn khoảng 2,2 nghìn đồng mỗi chữ điện. Con số này vẫn còn khá cao. Địa phương đã chỉ đạo các xã tổ chức ký hợp đồng với tất cả chủ hồ, tạo cơ sở sau đó ký hợp đồng cam kết với ngành điện lực để đặt trạm biến áp tại khu vực hồ. Bởi, để có trạm biến áp này cần phải có cam kết của tập thể các chủ hồ chứ không chấp nhận hợp đồng đơn lẻ” - ông Bốn cho biết thêm.

PHAN VINH - THÀNH CÔNG

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19675454
Hôm nay
Hôm qua
3195
5407