Trong những năm gần đây, bên cạnh cáctổ chức kinh doanh thành lập theo Luật Doanh nghiệp, thì loại hình hộ kinh doanh là một mô hình quan trọng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội góp phần giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo và có đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Số lượng và quy mô hộ đăng ký kinh doanh phát sinh hằng năm trên địa bàn huyện từ 300 đến 400 lượt hộ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hầu hết hộ đăng ký kinh doanh không tự giác kê khai, đăng ký nộp thuế; nhiều trường hợp đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không kinh doanh mà dùng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để hợp thức hồ sơ vay vốn ngân hàng, ký hợp đồng sử dụng điện. Do đó, theo dữ liệu của Chi cục thuế Duy Xuyên số hộ có đăng ký kinh doanh đang quản lý thuế còn chênh lệch lớn so với dữ liệu hộ kinh doanh được Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Qua đối chiếu danh sách 408 hộ đăng ký kinh doanh trong 2 năm 2017-2018, chỉ có 103 hộ thực hiện đăng ký thuế và kê khai nộp thuế chiếm tỉ lệ 25%; số hộ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh là 202 hộ chiếm tỉ lệ 50 %, số còn lại là kinh doanh nhỏ lẻ không thuộc diện nộp thuế.
Nguyên nhân của thực trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện) và Chi cục Thuế Duy Xuyên trong công tác quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanhvà đăng ký thuế hộ kinh doanh. Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, chỉ thực hiện việc cấp đăng ký kinh doanh mà chưa có giải pháp kiểm tra, giám sát nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanhhoặccác sai phạm của hộ kinh doanh thuộc trường hợp phải thu hồi như:nội dung kê khai chỉ nhằm mục đích vay vốn ngân hàng; không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký,nhưng không thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chưa xây dựng được cơ sở lữ liệu quản lý nên không xác định các trường hợp cấp lại hay cấp mới dẫn đến cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhtrùng lắpkhó theo dõi quản lý;
Để khắc phục thực trạng trên, giải pháp cần tập trung triển khai trong thời gian đến, đó là: Đối với các trường hợp hộ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thực tế không hoạt động kinh doanh hoặc chỉ sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào mục đích hợp thức hồ sơ vay vốn ngân hàng, hợp đồng sử dụng điện sản xuất kinh doanh, trên cơ sở danh sách báo cáo phối hợp của của cơ quan Thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện có giải pháp kiểm tra rà soát và thông báo thu hồi hoặc hủy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp. Thực hiện phối hợp “một cửa liên thông” giữa cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng Tài chính - Kế hoạchhuyện) và cơ quan thuế huyện cần phải áp dụng mô hình “một cửa liên thông” cho cả hai thủ tục gồm đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế nhằm đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại một cơ quan hành chính là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thay vì phải đến hai cơ quan để thực hiện các thủ tục này như hiện nay (theo quy trình của mô hình “một cửa liên thông” thì các công đoạn của quá trình đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quy trình xử lý nội bộ, hộ kinh doanh chỉ cần nộp một bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại một cơ quan và sẽ được trả kết quả tại chính cơ quan ấy cho cả hai thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế). Điều này sẽ giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân, đồng thời khắc phục được tình trạng đăng ký hộ kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký thuế. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu được nghĩa vụ của hộ kinh doanh là phải đăng ký thuế và sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật./.
Trần Kích