Ngày 06 tháng 11 năm 2013 Bộ Tài chính ban hành Thông tư Số156/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư này
có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2013.
1. Đối tượng nộp thuế khoán
Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp
khoán bao gồm:
a) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh
hoặc thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh không đăng ký thuế và không
thực hiện đăng ký thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế.
b) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ
kế toán, hóa đơn, chứng từ.
c) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh không thực hiện đúng chế
độ kế toán, hóa đơn, chứng từ dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù
hợp với thực tế kinh doanh.
d) Cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh khai thác tài nguyên thủ
công, phân tán, lưu động, không thường xuyên.
2. Xác định số thuế khoán
Căn cứ vào hồ sơ khai thuế của Hộ kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan
thuế và kết quả điều tra doanh thu thực tế, cơ quan Thuế xác định mức thuế khoán.
Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm. Trường hợp
Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh thì cơ quan thuế
điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính
thuế.
3. Thời hạn thông báo thuế và thời hạn
nộp thuế
a)
Quy định thời hạn gửi thông báo nộp thuế: Cơ quan Thuế gửi thông báo một lần áp dụng cho các
quý và ổn định trong năm; thời hạn gửi thông báo đến Hộ kinh doanh chậm nhất là
ngày 20 tháng 01 hàng năm.
- Trường hợp có điều chỉnh lại tiền thuế của Hộ kinh doanh do thay đổi
về quy mô, ngành nghề kinh doanh hoặc điều chỉnh tiền thuế do thay đổi về chính
sách thuế, cơ quan thuế gửi thông báo chậm nhất là ngày 20 của tháng có thay
đổi tiền thuế.
- Trường hợp Hộ nộp thuế mới ra kinh doanh, cơ quan thuế gửi Thông báo
chậm nhất là ngày 20 của tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.
- Trường hợp Hộ kinh doanh phát sinh số thuế phải nộp bổ sung do doanh
thu phát sinh trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì cơ quan thuế gửi Thông
báo chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu quý sau.
b)
Quy định thời hạn nộp thuế: Hộ
kinh doanh nộp thuế theo quý; thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của
quý.
- Đối với Hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn quyển có số thuế phải nộp bổ
sung do doanh thu phát sinh trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán thì thời hạn
nộp thuế bổ sung chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với Hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán lẻ theo từng số thì thời
hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời điểm bán HĐ lẻ.
4. Xác định số thuế của Hộ nộp thuế
khoán trong trường hợp có sự thay đổi doanh thu
a) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa
đơn quyển nếu trong quý doanh thu
trên hóa đơn thấp hơn doanh thu khoán thì nộp thuế theo doanh thu khoán. Trường
hợp trong quý doanh thu trên hóa đơn cao hơn doanh thu khoán nhưng Hộ kinh
doanh chứng minh được doanh thu phát sinh cao hơn doanh thu khoán không phải do
thay đổi quy mô, thay đổi ngành nghề mà do yếu tố khách quan đột xuất thì phải
nộp bổ sung thuế phần thuế tăng thêm. Trường hợp này cơ quan thuế không thực
hiện điều chỉnh lại doanh thu, số thuế đã khoán.
b) Đối với Hộ nộp thuế khoán sử dụng hóa
đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng
số thì khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh đối với phần doanh thu ghi trên
hóa đơn lẻ.
5. Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ
kinh doanh
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh thì phải lập
Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh và Văn bản đề nghị miễn giảm thuế do ngừng
nghỉ kinh doanh gửi đến cơ quan thuế trong khoảng thời gian 15 (mười lăm) ngày
trước khi tạm ngừng, nghỉ kinh doanh.
Cơ quan thuế căn cứ vào thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của Hộ nộp
thuế khoán để xác định số tiền thuế được miễn, giảm và ban hành Quyết định
miễn, giảm thuế hoặc Thông báo không
được miễn, giảm thuế. Số thuế Hộ nộp thuế khoán được miễn, giảm do tạm ngừng,
nghỉ kinh doanh được xác định như sau:
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01 (một) trở lên
được giảm 1/3 số thuế phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục trọn 02
(hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế
phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý thì được giảm toàn bộ số thuế phải
nộp của quý đó.
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh không trọn
tháng thì không được giảm thuế khoán phải nộp của tháng./.
04/12/2013
Trần Kích CCT