Những người có công trong công tác bảo tồn Mỹ Sơn, họ đều xứng đáng được tôn vinh. Những nhân vật dưới đây có lẽ đại diện cho những giai đoạn khác nhau, trong đó có những người làm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những nhà quản lý, người Việt và cả những con người đến từ các quốc gia khác. Tất cả họ đều giành cho Mỹ Sơn một tình yêu di sản bao la.
Đầu thế kỷ XX, Henri Parmentier - kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ- cùng với Charles Carpeaux - nhân viên của Viện viễn Đông Bác cổ Phápđã được cử đến Mỹ Sơn để nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật, tổ chức phát dọn cây cối và khai quật 2 khu di tích Champa lớn ở Quảng Nam là Mỹ Sơn và Đồng Dương.Ông tốtnghiệp ngành kiến trúc tại Trường Mỹ thuật Paris. Tháng 11năm 1900, ông sang Đông Dương làm việc tại Viện viễn Đông Bác Cổ Pháp, đảm nhận việc nghiên cứu và trùng tu các di tích tại Đông Dương.
H. Parmentier (phía trong) và C. Carpeaux đang trao đổi công việc trùng tu, bảo tồn tại Mỹ Sơn. Ảnh tư liệu
Những công trình nghiên cứu đầu tiên và cơ bản nhất về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn được Finot và Henri. Parmentier công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp vào năm 1904.
Theo nhật ký của Claeys.Carpeaux và báo cáo khai quật của Henri. Parmentier, 2 ông đến Mỹ Sơn trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, lúc bấy giờ chưa có đường sá, xe cộ, phương tiện đi lại chủ yếu là dùng ngựa, nhiều đoạn phải đi bộ...
Sinh hoạt của họ tại khu di tích cực kỳ gian khó. Những ngôi tháp nằm phân tán trong một khu vực rộng lớn bị cây rừng phủ kín. Không khí trong thung lũng rất ngột ngạt, nóng bức, cùng với nhiều loại côn trùng, rắn rết đáng sợ lẫn thú dữ luôn rình rập đã ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của Carpeaux và nhiều công nhân. Chỉ có Parmentier thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt đó. Nhật ký của Carpeaux ghi lại, họ đã làm một ngôi nhà bằng gỗ để ở, xung quanh dựng hàng rào cao 4m để đề phòng thú dữ tấn công.
Từ 11/3/1903 đến 3/2/1904, Henri. Parmentier và các cộng sự đã cơ bản hoàn tất công tác khảo sát, thống kê, đạc họa, chụp ảnh các công trình kiến trúc, nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc ở Mỹ Sơn. Mặc dù trong điều kiện thiếu thốn các phương tiện kỹ thuật, những bản đạc họa của Parmentier tại Mỹ Sơn vẫn được thể hiện rất chi tiết và khá chính xác, hàng trăm bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt các tháp Chăm cùng họa tiết trang trí đã trở thành những tài liệu vô cùng quý giá cho các nhà nghiên cứu và trùng tu di tích. Năm 1904, ông đã công bố công trình: Những di tích trong thu lũng Mỹ Sơn trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. Công trình nghiên cứu kế tiếp của ông với tựa đề: Kiểm kê khảo tả các di tích Chăm ở An Nam đã được xuất bản vào năm 1909. Có thể nói, cho đến nay, tác phẩm nầy vẫn là tài liệu tham khảo cơ bản và quan trọng nhất về văn hóa Chăm.
Bên cạnh các học giả Pháp, có một người Việt Nam đã từng làm việc tại Mỹ Sơn vào những năm đầu của thế kỷ XX, đó là nhà nghiêncứu Nguyễn Xuân Đồng, ông là một trong rất ít những người Việt Nam cộng tác với các học giả Pháp để trùng tu các di tích Chămpa từ năm 1930 đến 1944.
Nguyễn Xuân Đồng, sinh năm 1910, tại Bắc Ninh, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương, ông làm việc tại Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp từ năm 1928 với nhiệm vụ là chuyên viên khảo cổ. Nguyễn Xuân Đồng là trợ thủ đắc lực của Henri. Parmentier trong việc nghiên cứu, phân loại và trưng bày các tác phẩm điều khắc Chăm. Ông được Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp bổ nhiệm làm quản thủ của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng từ năm 1938 đến năm 1965. Khi nghỉ hưu, ông vẫn tiếp tục là cộng tác viên tích cực của bảo tàng cho đến ngày ông qua đời (1986). Với những kiến thức sâu sắc về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm của mình, ông đã giúp đỡ không ít cho một số cán bộ nghiên cứu tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thời bấy giờ nâng cao hiểu biết về văn hóa Champa. Năm 1969, khi Mỹ ném bom vào Mỹ Sơn làm nhiều đền tháp bị hư hại nặng nề, trong đó có cả kiến trúc kiệt tác Champa A1 cũng bị bom làm sụp đổ hoàn toàn. Ông Nguyễn Xuân Đồng viết thư báo cho Philip Stern một học giả lỗi lạc về nghệ thuật Đông Dương, quản thủ Bảo tàng Guimet tại Pari. Stern đã tố cáo việc Mỹ Sơn bị ném bom lên Nhà Trắng của Mỹ, với tố cáo này buộc tổng thống Nixon cho dừng các cuộc mưa bom tại Mỹ Sơn liền sau đó.
Nguyễn Xuân Đồng (áo trắng). Ảnh tư liệu
Sau năm 1945, chiến tranh ngày càng ác liệt, việc trùng du di tích Chăm không thể tiếp tục, khu đền tháp Mỹ Sơn lại một lần nữa bị cây rừng phủ kín, mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu và bảo tồn của các nhà khoa học trong những năm đầu thế kỷ XX đã đặt nền tảng vững chắc cho công việc tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Champa cũng như nghiên cứu bảo tồn, tu bổ các đền tháp Chăm sau này.
Từ năm 1980 đến năm 1994, chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Ba Lan được thực hiện, kiến trúc sư Ba Lan Kazik đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Là một người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực trùng tu di tích ở châu Âu, Kazik rất thận trọng khi thực hiện việc tu bổ một loại hình kiến trúc còn mới lạ. Ông vận dụng những nguyên tắc của trường phái trùng tu “Khảo cổ học” vào việc tu bổ khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn, giữ gìn tối đa các yếu tố gốc, đồng thời không làm lẫn lộn các thành phần nguyên gốc với các thành phần mới đưa vào để chống đỡ, gia cường cho kiến trúc.
Kazimier Kwiatkowski. Ảnh tư liệu
Theo chuyên gia Hồ Xuân Tịnh và một số cán bộ làm công tác Bảo tồn - Bảo tàng hồi đó ở Quảng Nam- Đà Nẵng, họ có may mắn được làm việc với Kazik, học được ở ông tính thận trọng, khoa học và cầu thị, luôn tham khảo ý kiến nhiều người rồi mới thực hiện. Trong suốt hơn 10 năm, mỗi năm 3 tháng, Kazik đến với Mỹ Sơn và các di tích Chăm khác ở miền Trung, không nề hà nắng mưa, cực khổ, ông cùng ở và làm việc tại Mỹ Sơn như một người dân bản xứ, thông thuộc từng con đường mòn trong thung lũng. Bằng tình yêu bao la với Mỹ Sơn đã giúp ông chiến thắng những khó khăn thiếu thốn thời đất nước sau giải phóng. Đồng thời đưa giá trị Mỹ Sơn gần hơn với thế giới. Sự làm việc tận tụy, không nề hà gian khổ và lòng nhiệt huyết vì di sản văn hóa của ông đã “truyền lửa” cho những người tham gia trùng tu Mỹ Sơn thời ấy. Những công trình được ông trùng tu, đặc biệt là khu tháp B,C,D đã phần nào khôi phục lại diện mạo xưa.
Hồ Nghinh (1915-2007). Ảnh tư liệu
Ông Hồ Nghinh -Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (1963-1982). Có công trong việc ngăn chặn không để ngăn suối Khe Thẻ làm hồ thủy lợi trong toàn bộ thung lũng Mỹ Sơn cuối thập niên 1970. Lúc bấy giờ đất nước đang rất khó khăn về lương thực. Ngoài ra, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, sau đó là Tây Nam đã hút một lượng lớn nhân tài, vật lực vào đây, phục vụ chiến trường, nên khẩu hiệu “Tất cả cho lương thực” là một trong những chương trình hàng đầu của các địa phương nông nghiệp. Ở Quảng Nam, các nhà chuyên môn của ngành thủy lợi hạ quyết tâm xây dựng được càng nhiều công trình thủy lợi càng tốt, cùng với hàng loạt công trình thủy lợi, dự án chặn dòng suối Khe Thẻ, đưa nước về hồ chứa Mỹ Sơn đã được đề xuất. Khe Thẻ, trước khi đổ ra sông Thu Bồn, chảy quanh co trong thung lũng Mỹ Sơn xung quanh vây bọc bởi núi Chúa, Dương Chỉ, Dương Thông, Mỏ Cày. Theo dự kiến, chỉ cần đắp một con đập từ núi Mỏ Cày qua Dương Chỉ, Dương Thông ngăn suối là có một hồ chứa nước đủ để tưới tiêu cho một vùng đất rộng lớn ở các xã thuộc phía Tây huyện Duy Xuyên. Thời đó, ông Hồ Nghinh là người rất quyết tâm cho xây dựng đập Phú Ninh để giải quyết vấn đề kinh tế, dân sinh của tỉnh. Thế nhưng, vì hiểu rõ giá trị văn hóa của khu đền tháp Champa, chính ông ông đã kiên quyết bác bỏ dự án làm đập Khe Thẻ, để giữ nguyên vẹn di tích Mỹ Sơn như ngày nay.
Phòng Bảo tồn – Bảo tàng
( Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn)