Năm 2021, do tác động của dịch bệnh Covid-19 nên công tác phát huy giá trị Khu Di sản Vănhóa thế giới Mỹ Sơn gặp nhiều khó khăn thách thức. Lượng khách sụt giảm đến hơn 85% so với các năm trước, đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp các chỉ tiêu doanh thu không đạt kế hoạch trong nhiều năm trở lại đây. Sự sụt giảm này tác động rất lớn đến việc duy trì chất lượng các sản phẩm dịch vụ, công tác xây dựng các sản phẩm du lịch mới. Mục tiêu đến năm 2025 thu hút trên 500 ngàn lượt khách tham quan đến Khu di sản là mục tiêu cao đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ qua từng năm. Trong thời gian dài, du lịch Mỹ Sơn chủ yếu khai thác sản phẩm văn hóa vật thể với các công trình đền tháp. Phát triển các loại hình du lịch mới ở khu di sản là cả quá trình thử nghiệm, chọn lọc, bổ sung phù hợp. Những năm gần đây, với những điều kiện mới, thuận lợi, du lịch tại khu di sản được đầu tư mở rộng phục vụ nhiều đối tượng tham quan với nhiều loại hình như tham quan tìm hiểu lịch sử văn hóa, du lịch khám phá văn hóa phi vật thể với thương hiệu múa dân gian Chăm. Du lịch thám hiểm, trải nghiệm không gian hoang sơ của rừng cảnh quan di sản, hòa mình vào thiên nhiên, và sắp tới là không gian văn hóa Mỹ Sơn về đêm.
Gần một năm qua, tuy công tác phát huy giá trị tại di sản văn hóa Mỹ Sơn không thuận lợi nhưng lĩnh vực bảo tồn di sản lại là năm thành công trên lĩnh vực hợp tác trùng tu, bảo tồncảnh quan di sản. Những chính sách của địa phương tỉnh Quảng Nam trong hợp tác quốc tế cùng với các ưu tiên về nguồn vốn cho lĩnh vực trùng tu di tích đã tạo những thuận lợi trong triển khai dự án hợp tác trùng tu với Ấn Độ. Dự án là tiếp nối thành công của các dự án quốc tế trước đây, trong đó có việc kế thừa những kết quả trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học về kỹ thuật trùng tu, chất kết dính từ dự án khu tháp G. Việc triển khai dự án trùng tu nhóm tháp K,H,A của Ấn Độ diễn ra thuận lợi, nhiều kết quả đạt được là hết sức tích cực. 5 năm dự án đã hoàn chỉnh trùng tu khu tháp K, khu tháp H. Hai năm qua (2020-2021), thời điểm hết sức khó khăn trong triển khai dự án khi dịch bệnh bao trùm, thời gian trùng tu kéo dài, tuy nhiên cũng là thời gian đánh dấu dự án đạt được thành công nổi bật. Trong đó có việc phát hiện bộ lingayoni liền khối lớn nhất Việt Nam. Đây là việc phá hiện có giá trị làm đa dạng thêm kho tàng hiện vật văn hóa Champa và nhiều khả năng bổ sung thêm một bảo vật quốc gia cho khu di sản.
Công cuộc bảo tồn giá trị Khu di sản Mỹ Sơn ghi dấu ấn của các chương trình hợp tác quốc tếrõ nét nhất, mang lại những thành công nổi bật về bảo tồn di tích của Việt Nam mà dự án ẤnĐộ là một ví dụ. Các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước quan tâm, lựa chọn Mỹ Sơn trong hoạt động đối ngoại văn hóa, trùng tu di tích đã khẳng định tầm quan trọng của di sản kiến trúc này, và các dự án có yếu tố quốc tế đã góp phần cứu nguy di tích khỏi tình trạng đổ nát, bước sang giai đoạn ổn định. Đặc biệt những hình mẫu trùng tu đã mang lại thành công về mặt công tác nghiên cứu, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật và quan trọng là đào tạo, chuyển giao thế hệ tiếp nối. Trên lĩnh vực bảo vệ rừng, gìn giữ cảnh quan di sản, Quyết định 2223 của UBND tỉnh thành lập Khu bảo tồn cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn là kết quả của những nổ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ gìn giữ khu di sản.
Từ đây, 1158ha rừng tự nhiên là lá chắn bảo vệ Mỹ Sơn đã trở thành rừng cảnh quan vớinhiều giá trị về tự nhiên, khoa học, lịch sử văn hóa. Về lâu dài là tài nguyên khai thác du lịch đặc sắc ngoài công trình kiến trúc khu đền tháp. Với những dự báo về tình hình du lịch hiện nay, sự phục hồi về du lịch tại khu di sản trong thời gian tới sẽ không còn xa, khi đất nước chuyển sang trạng thái mới và việc mở cửa du lịch thử nghiệm tại một số địa điểm sẽ thành công. Khi đó lượng khách tham quan đến Mỹ Sơn sẽ dần phục hồi, nguồn doanh thu tăng sẽ góp phần quan trọng tạo nguồn vốn, để tiếp tục các chương trình về hạ tầng đang triển khai, ổn định các sản phẩm dịch vụ và đầu tư vào việc nâng cao chất lượng. Trong những nỗ lực để đưa Mỹ Sơn vượt khó, trước mắt Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tập trung duy trì các sản phẩm hiện có, đầu tư xây dựng sản phẩm mới “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” để nhằm phục vụ nhu cầu cho du khách về đêm, đồng thời lan tỏa du lịch đến cộng đồng xung quanh. Riêng với các doanh nghiệp đây là sản phẩm mới, độc đáo thỏa mãn nhu cầu khám phá di sản được các doanh nghiệp quan tâm. Đối với công tác thu hút khách, tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến, tăng cường ứng dựng công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ, kết nối, liên kết công ty, doanh nghiệp. Xây dựng các sản phẩm khai thác loại hình du lịch văn hóa gắn với thiên nhiên...
Những nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản những năm qua đã giúp cho di sản bước qua thờikỳ đổ nát, kiến trúc được phục sinh, điểm du lịch Mỹ Sơn đã trở thành điểm đến đối với dukhách quốc tế khi đến miền Trung Việt Nam và dần trở thành điểm đến lý thú đối với dukhách Việt Nam có nhu cầu tham quan tìm hiểu văn hóa. Nhìn tổng thể Mỹ Sơn hiện nay là sự hài hòa giữa cảnh quan, kiến trúc với một không gian thơ mộng, một điểm du lịch đủ sức giúp du khách trải nghiệm các loại hình du lịch từ tham quan di tích, thưởng thức giá trị di sản văn hóa, tìm hiểu lịch sử đến khám phá rừng tự nhiên, hệ động thực vật khu cảnh quan, trải nghiệm kết quả công tác trùng tu... Dịch bệnh xảy ra là lúc du lịch của khu di sản nhìn lại chính mình, định hướng những chiến lược phát triển mới thoát dần sự phụ thuộc vào sản phẩm di tích kiến trúc và nguồn khách.
Anh Khoa