A+ A A-

Hội thảo trực tuyến Khoa học Quốc tế “Kinh nghiệm Ba Lan Việt Nam về bảo tồn và nâng cao chất lượng công tác bảo tồn di sản kiến trúc”

           Nhân dịp kỷ niệm 71 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ba Lan, 40 năm quan hệ Việt Nam - Ba Lan về bảo tồn di tích, trong 2 ngày 11 và 12/10/2021, Trường Đại học Công nghệ Kielce (Ba Lan), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Trường Đại học Thủy lợi phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến Khoa học Quốc tế “Kinh nghiệm Ba Lan Việt Nam về bảo tồn và nâng cao chất lượng công tác bảo tồn di sản kiến trúc”. 

           

Quang cảnh hội thảo

          Phát biểu chào mừng Hội thảo, Tiến sĩ Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đánh giá cao kết quả của chương trình hợp tác trong thời gian qua; chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, chuyển giao phương pháp và kỹ thuật trong việc trùng tu di sản kiến trúc từ những năm đầu sau chiến tranh kết thúc, lúc mà ngành trùng tu di tích Việt Nam còn non trẻ. Công tác nghiên cứu, tư liệu hoá, gia cố kỹ thuật và tu bổ từng phần, cứu vãn và bảo tồn được nhiều di sản kiến trúc ở miền Trung Việt Nam như Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Cố đô Huế và nhiều di tích công trình khác.

         Khu đền tháp Mỹ Sơn là công trình đầu tiên và cũng là dự án tu bổ kéo dài nhất của chương trình hợp tác Việt Nam- Ba Lan(1981- 1996). Công cuộc tu bổ đã sử dụng phương pháp phù hợp là trùng tu khảo cổ học, đã kịp thời cứu vãn nhiều công trình di tích bị biến dạng, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Hơn 30 công trình đã được trùng tu, trong đó chủ yếu tập trung vào khu B-C-D, đền A1 và tháp E7. Từ một phế tích khảo cổ học tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi vật liệu nổ để lại trong chiến tranh. Những hoạt động bảo tồn này góp phần quan trọng để di tích Mỹ Sơn được đưa vào danh mục di sản thế giới vào ngày 4/12/1999.

       Với vai trò là trưởng đoàn trùng tu, cố kiến trúc sư Ba Lan Kazimierx Kwiatkowski (1944-1997), tên thân mật thường gọi là Kazik, đã góp phần quan trọng trong công cuộc tu bổ này nhất là đối với di sản Mỹ Sơn. Kiến trúc sư Kazik đã dành hầu hết thời gian làm việc tại Việt Nam để bảo tồn Mỹ Sơn. Ông cùng cộng sự đã làm việc trong một điều kiện rất khó khăn, đất nước vừa giải phóng mà lại bị cấm vận. Thiếu phương tiện, thông tin, vật liệu, không điện, đường vào di tích chỉ là những lối mòn nhỏ, thời tiết khắc nghiệt, tuy nhiên, với tài năng và tâm huyết của mình, Kazik đã hoàn thành rất tốt vai trò là trưởng đoàn trùng tu, đã kịp thời cứu vãn và tu bổ nhiều kiến trúc quan trọng còn sót lại sau chiến tranh tại thung lũng Mỹ Sơn.

        Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn phát biểu tham luận trực tuyến với chủ đề “Kiến trúc sư Kazimierx Kwiatkowski (Kazik) với Mỹ Sơn”.

          Hoàng Thơ 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19815108
Hôm nay
Hôm qua
10481
8748