A+ A A-

Hợp tác bảo tồn, phát huy di sản Mỹ Sơn- Thành quả và triển vọng

       Di sản văn hóa Mỹ Sơn bao gồm giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể và giá trị di sản văn hoá môi trường cảnh quan và thiên nhiên có ý nghĩa trong việc giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

      Kết quả hình ảnh cho hình ảnh bảo tồn mỹ sơn

         Quần thể đền tháp Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc khảo cổ học với nhiều loại hình kiến trúc phong phú, đa dạng đã tồn tại hàngngàn năm. Tất cả được qui hoạch và đặt trong một cảnh quan thiên nhiên độc đáo với đầy đủ các yếu tố tự nhiên được bảo tồn một cách nguyên vẹn cho đến ngày nay. Việc bảo tồn, trùng tu di tích  đều phải đảm bảo các nguyên tắc khoa học về bảo tồn của quốc gia và thỏa mãn các điều luật của Hiến chương, Công ước quốc  tế mà Chính phủ đã công nhận. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của di sản này trước sự tàn phá của thời gian là một công việc vô cùng phức tạp. Nhưng bảo tồn, trùng tu di tích sẽ đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng thu hút du khách, tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo ra sự quan tâm đặc biệt của các tầng lớp xã hội đối với di sản văn hóa truyền thống. Việc thực hiện tốt công tác bảo tồn có vai trò hết sức quan trọng của công tác hợp tác, được xem như là một đặc tính của bảo tồn di tích hiện nay.

       

Các chuyên gia tích cực trùng tu đền tháp tại Khu di tích Mỹ Sơn.       

        Với lợi thế sẵn có, hằng nămMỹ Sơn đón nhiều nhà khoa học, các nguyên thủ quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Thời gian qua, Mỹ Sơn đã có sự hợp tác với các ban ngành trong nước, các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, như tổ chức UNESCO, chính phủ Nhật Bản, Ba Lan, Ấn Độ… Các dự án hợp tác này đều thực hiện rất bài bản, theo đúng các quy trình và phương pháp khoa học, tôn trọng tính chân xác của lịch sử đến mức tối đa có thể. Những kết quả hợp tác quan trọng đạt được thể hiện trên các mặt: thực hiện các dự án trùng tu, nghiên cứu bảo tồn và đào tạo nguồn nhân lực. Các công trình tiêu biểu đó là khu tháp B, C, D do chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Ba Lan thực hiện, khu tháp G do chính phủ Italia tài trợ, tháp E7 do Viện bảo tồn Việt Nam thực hiện… Kết quả hợp tác này giúp di sản chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững, làm tăng thêm sự vững bền và trả lại dáng vẻ nguyên xưa, góp phần khép lại không gian hoang phế, đổ nát.

Không có văn bản thay thế tự động nào.

 

       Thành quả hợp tác Mỹ Sơn có được về mặt chủ quan là nhờ nỗ lực của những đơn vị, tổ chức có liên quan, nhưng về mặt khách quan thành tựu đó có công không nhỏ của các đối tác nước ngoài. Một trong những đối tác lớn nhất của Mỹ Sơn hiện nay đang thực hiện là dự án triển khai với Ấn Độ.

     Trong hình ảnh có thể có: 2 người

          Quan hệ lịch sử của nền văn minh Champa với Ấn Độ vốn có từ lâu đời. Hơn 1000 năm trước, sự gặp nhau của 2 nền văn hóa Champa và Ấn Độ đã cho ra đời những công trình kiến trúc khu di tích ngày nay. Có lẽ vì vậy mà chính phủ Ấn Độ và Việt Nam đã cùng ký kết bản ghi nhớ hợp tác để gìn giữ giá trị lịch sử này và chính phủ Ấn Độ tài trợ hơn 50 tỉ đồng dự án bảo tồn Mỹ Sơn.

 

    Tỷ lệ khách đến Mỹ Sơn tăng trưởng cao qua các năm.Ảnh: PHƯƠNG THẢO 

       Khách đến tham quan, nghiên cứu Mỹ Sơn

     Trong công tác triển khai thực hiện các dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi tại Mỹ Sơn có rất nhiều yếu tố tác động vào, đó là lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, kết cấu công trình … cho nên yêu cầu luôn luôn phải đảm bảo cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học. Đối với cơ sở khoa học trong bảo tồn di tích trước hết phải nghiên cứu hiện trạng trên cơ sở đối sánh với tư liệu, xây dựng hồ sơ, thông qua các cấp ngành thẩm định, phê duyêt. Riêng các công trình phục hồi thì vấn đề khảo cổ học là mấu chốt quan trọng. Sau khi có kết quả khảo cổ học, trên cơ sở đối chiếu với tư liệu (nếu có) thì phương án, giải pháp đều xem xét, trao đổi và thống nhất quyết định. Quy trình của cả hai vấn đề trùng tu, tôn tạo và phục hồi của dự án Ấn Độđều đi theo quy trình này.

        Ở hai di tích nhóm tháp K và H, trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, các công trình đã ở trong tình trạng xuống cấp rất nghiêm trọng. Dự án trùng tu phục hồi các công trình này là hết sức cần thiết. Từ tháng 2/2017, các nhà nghiên cứu và cơ quan nghiên cứu của Ấn Độ đã đến Mỹ Sơn để tiến hành các chương trình nghiên cứu và hợp tác theo những thỏa thuận hợp tác đã được đề cập trong bản ghi nhớ. Phía Việt Nam, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam cùng Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn trực tiếp phối hợp triển khai các hoạt động của dự án. Nhiều cuộc họp được tổ chức tại Mỹ Sơn và Tam Kỳ cùng sự nỗ lực rất lớn của 2 bên để đi đến thống nhất. Đến đầu tháng 3/2017, các chuyên gia Ấn Độ đã tiến hành các bước thực địa tại di tích và dự án chính thức hoạt động. Trong quá trình hợp tác, Ban Quản lý đặc biệt chú trọng công tác đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ tiên tiến của Ấn Độ cho cán bộ Ban Quản lý tham gia dự án. Để đội ngũ cán bộ, chuyên viên sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt động bảo tồn di sản trên tất cả các lĩnh vực hoạt động về sau. Bước đầu, dự án đã có những kết quả hết sức to lớn với những phát hiện về kiến trúc tháp K được đánh giá là sẽ góp phần nhận diện nhiều giá trị mới tại Mỹ Sơn trong thời gian tới.

       Có thể khẳng định, Mỹ Sơn là di sản kiến trúc không chỉ phản ánh kỹ thuật xây dựng, mà còn chứa đựng lịch sử thời đại, “một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật” được bố trí trong cảnh quan thiên nhiên phù hợp theo quan niệm tôn giáo. Đặc điểm này đặt ra một yêu cầu rất nghiêm ngặt là vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan Mỹ Sơn là một phần giá trị nổi bật toàn cầu đã góp phần tạo dựng danh hiệu di sản. Cũng chính vì thế mà bảo tồn Mỹ Sơn ngày nay là việc bảo tồn, tôn tạo di tích và cảnh quan, thu hẹp không gian hoang phế, từng bước trả lại các giá trị vốn có, mang lại sinh khí cho di tích. Đây là công việc hiện nay gặp không ít khó khăn.

       Tương tự như lĩnh vực bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể, sự hợp tác cho hoạt động bảo tồn cảnh quan di sản trong năm qua được Ban Quản lý tiếp tục chú trọng đẩy mạnh. Hiện tại, Mỹ Sơn thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu về tái tạo môi trường sinh thái rừng tự nhiên. Đó là dự án hợp tác với Viện sinh thái và Bảo vệ công trình thực hiện đề tài khoa học “Đa dạng sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn”. Dự án xây dựng những nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rừng Mỹ Sơn ở các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế để tăng cường các giải pháp cụ thể giúp bảo tồn bền vững tài nguyên quý giá này, ứng phó với các thiên tai, thảm họa.

        Trong 2 năm thực hiện dự án, ngoài việc nghiên cứu thực địa, Viện sinh thái cùng Ban Quản lý đã tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, đẩy mạnh tăng cường mối giao lưu quan hệ. Các cuộc hội thảo được thực hiện đã có những kết luận và kiến nghị mang tính đột phá nhằm bảo tồn khu vực Mỹ Sơn và vùng cảnh quan như một chỉnh thể thống nhất và phát triển một cách bền vững. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là một trong những nội dung tham khảo hữu ích cho công tác bảo tồn, gìn giữ, đặc biệt là việc xây dựng hồ sơ Đề án xác lập rừng cảnh quan di tích Mỹ Sơn mà Ban Quản lý đang thực hiện. Cùng với đó, Viện sinh thái cũng đã hỗ trợ Mỹ Sơn trong việc áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, tiên tiến nhất vào công cuộc phục hồi dòng suối Thẻ và cây bản địa, cùng hệ động thực vật hiện nay.

        Trên lĩnh vực hợp tác phát huy, Mỹ Sơn đạt được những kết quả quan trọng. Di tích từng bước sống dậy, hòa vào cuộc sống của xã hội đương đại, góp phần phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh lợi để bảo tồn.

        Việc khai thác hợp lý làm cho di tích thoát khỏi sự lãng quên mà Luật Di sản Văn hóa đã chỉ rõ, đồng thời phù hợp với lợi ích của cộng đồng, được cộng đồng ủng hộ, đó cũng là quan điểm nhất quán của UNESCO. Bảo tồn di sản phải gắn chặt với lợi ích cộng đồng. Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản đều có liên quan chặt chẽ với cuộc sống của cộng đồng xung quanh. Với Mỹ Sơn đó là một trong những nhiệm vụ bắt buộc.

      Thời gian qua, UBND huyện đã có những cơ chế thuận lợi, luôn tạo điều kiện cho ngành du lịch Duy Xuyên nói chung và hoạt động dịch vụ tại Mỹ Sơn nói riêng cơ hội để phát triển. Từ quá trình hợp tác, Mỹ Sơn đã chủ động liên kết với các công ty, doanh nghiệp du lịch tham gia quảng bá, ký kết hợp tác với các đơn vị lữ hành đưa khách, liên kết hợp tác với Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam, câu lạc bộ Hướng dẫn viên Quảng Nam, Đà Nẵng, chủ động tổ chức các hoạt động gặp mặt để thu hút du khách hằng năm. Mở rộng tìm kiếm cơ hội phát triển tiềm năng du lịch vùng xung quanh như Thạch Bàn và các di tích phụ cận. Những kết quả quan trọng đạt được đã giúp Mỹ Sơn trở thành điểm du lịch hấp dẫn, nâng tầm đẳng cấp quốc tế. Trong 3 năm trở lại đây, số lượng khách du lịch có sự tăng trưởng ổn định. Doanh thu từ hoạt động du lịch dịch vụ luôn tăng với tốc độ rất nhanh. Riêng năm 2017, tổng lượt khách đạt trên 320.000 lượt, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt gần 50 tỷ đồng, tốc độ doanh thu đang tăng nhanh, tăng bền vững. Chính nguồn thu này đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản và cải thiện đời sống của những người làm công tác bảo tồn, cộng đồng và xã hội cũng được hưởng lợi từ di sản, góp phần vào sự truyền tiếp các thông điệp về giá trị di sản cho các thế hệ tương lai.

       Tuy nhiên, quá trình hợp tác hiện nay còn gặp những khó khăn thử thách.Việc huy động các nguồn lực chưa được phát huy đúng mức. Nguồn vốn tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn di sản và phát triển các dịch vụ bên ngoài, cải thiện đời sống của cộng đồng vẫn còn khiêm tốn. Bên cạnh đó, trong hợp tác phát triển du lịch nếu không cẩn trọng, sẽ đối diện với nguy cơ thương mại hóa di sản.

       Từ thực tiễn của công tác bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn đã nảy sinh những yêu cầu mới, đòi hỏi chúng ta phải có sự nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay, bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng thuận lợi, thông qua các chuyến viếng thăm làm việc và ký kết nhiều chương trình trao đổi hợp tác song phương. Trong đó, lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa luôn được quan tâm đưa vào chương trình hợp tác của các nước. Từ đó, chúng ta có thể tranh thủ được nguồn tài trợ quốc tế, thụ hưởng công nghệ, thiết bị và phương pháp luận bảo tồn tân tiến, kết hợp đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiên cứu.

        Với những gì đã đạt được, hy vọng trong thời gian tới các chương trình hợp tác mở rộng theo hướng coi trọng cảnh quan văn hóa và các yếu tố phong thủy nguyên gốc của di sản, tạo ra mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng, thực hiện được nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu để chuyên môn hóa công tác bảo tồn và thực thi nhiều dự án trùng tu tái thiết di sản, phát triển du lịch. Giá trị Di sản Mỹ Sơn được khẳng định khi bảo tồn được chân dung của một thánh đô, bảo tồn được “một kiệt tác về kiến trúc nghệ thuật” với hàng trăm công trình nghệ thuật và là điểm di sản nổi bật trong chuỗi di sản của khu vực miền Trung và cả nước.

Phan Hộ( Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn)

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19843144
Hôm nay
Hôm qua
4761
20945