A+ A A-

Kỳ vọng Mỹ Sơn

Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn đang tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng dịch vụ du lịch, là mới chương trình văn nghệ dân gian Chăm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Mỹ Sơn.
alt
Ông Phan Hộ, Trưởng ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn cho biết: Ban lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn vừa thông báo với các hãng du lịch lữ hành về việc tạm thời chưa thực hiện việc tăng giá vé dịch vụ tham quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn vào đầu tháng 7.2015 như đã thông báo trước đó. Theo ông Hộ, nguyên nhân chưa thực hiện việc tăng giá vé dịch vụ là do một số hạng mục công trình hạ tầng đang thi công chưa hoàn thiện và một số dịch vụ chất lượng cao để phục vụ du khách cũng đang trong giai đoạn hoàn chỉnh, chưa đưa vào khai thác. 

Thực hiện đề án phát triển hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển du lịch Khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn đã đầu tư 8 tỉ đồng hoàn thiện tuyến đường từ Khe Thẻ vào khu đền tháp, kè chống sạt lở suối Khe Thẻ để tiến tới mở tuyến du lịch bằng thuyền máy đi từ vùng trung tâm của di sản đến đập thủy lợi Thạch Bàn; xây dựng nhà chờ cho khách, nhà bán vé, chụp hình lưu niệm; phủ sóng Wifi toàn bộ khu vực Mỹ Sơn; trang Website của Mỹ Sơn cũng được nâng cấp, cập nhật thông tin mới, kết nối các điểm tham quan du lịch trong và ngoài nước. Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn đã đưa hệ thống xe điện chất lượng cao vào hoạt động, đưa đón du khách vào tham quan khu đền tháp, chấm dứt tình trạng du khách đi xe ô tô vào tận khu trung tâm của di sản. 

alt
Đặc biệt, Đội văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn đã tiến hành tập luyện và dàn dựng lại chương trình văn nghệ dân gian Chăm. Chương trình được chia thành hai trích đoạn. Trích đoạn thứ nhất, các diễn viên sẽ đưa du khách về với một ngôi làng Chăm, ở đó có một gia đình đang tiến hành lễ Pa YAk-Lễ cúng tạ ơn thần linh. Sau một năm làm ăn thông suốt, mọi người đều khoẻ mạnh, con cái học hành thành đạt, họ có lễ vật dâng cúng vị Vương thần mà họ kính ngưỡng. Đây là lễ cúng riêng của các gia đình, dòng tộc, được tiến hành sau lễ Ri Yà Nư Cành. Cùng với phần nghi lễ là các điệu múa, các điệu nhạc lễ giúp người nghe có cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng để mặc tâm thức trôi mênh mang theo dòng nhạc trong sự nhập vai đến vượt ngưỡng của người tiến hành nghi thức.

Trích đoạn thứ hai, diễn viên sẽ đưa người xem đến một buổi lễ tôn giáo trong giới chức sắc Bà la môn của cộng đồng người Chăm Bà la môn. Lễ phong chức Phó Cả Sư của hàng giáo sĩ. Từ hình ảnh mỗi một vùng văn hoá lúa nước đều có một dòng sông thiêng, dòng sông thiêng là dòng sông mà con người quần tụ dọc theo hai bên bờ của nó, nó là mạch nguồn của sự sống, là khởi thuỷ của các yếu tố văn hoá, là nơi con người soi lại mình, làm cho mình thanh sạch hơn. Điệu múa tượng tháp Siva với nền âm nạc dìu dặt làm cho buổi lễ vùa hiện thực vừa hư ảo, người xem như lạc vào một không gian huyền bí mà hình ảnh của nó lại rất quen thuộc mà hình như họ mới vừa ở đó ra đi. Làm mới chương trình văn nghệ dân gian Chăm là một kỳ vọng của Ban quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nghệ thuật văn hóa tâm linh của du khách đến với khu đền tháp thiêng Mỹ Sơn.

Khám phá kiến trúc nghệ thuật và văn hóa tâm linh Chăm, du khách không thể bỏ qua một điểm đến đó là Bảo tàng Mỹ Sơn. Bảo tàng được xây dựng bởi nguồn quỹ hỗ trợ của Nhật Bản (Jica) nằm trong chương trình "Dự án khu vực phụ cận". Bảo tàng Mỹ Sơn như một "Biểu tượng tình hữu nghị và hợp tác Việt-Nhật". Tại đây có 24 pa-nô, sơ đồ, mô hình và một số hiện vật gốc bằng đá sa thạch, giới thiệu các di tích cổ ở Đông Nam Á và Champa, hải thương giữa Champa và Đông Nam Á..., sa bàn tổng thể Khu Di tích Mỹ Sơn, mô hình phục chế đền Januk bằng gỗ giúp cho khách tham quan có thể hình dung không gian tế tự ngày xưa. Hiện vật gốc chủ yếu là những hiện vật có chất liệu bằng đất nung, như đài thờ Linga-Yoni, bò thần Nanđin, Hamsa, chim thần Garuda, chóp tháp, những tai lửa trang trí vòm cuốn, góc tháp có một số tai lửa, phần chôn tường có khắc chữ Phạn và thật lý thú vài tai lửa có khắc chữ Trần. Đặc biệt có hiện vật quý hiếm Mukhalinga được công nhận Bảo vật quốc gia.

Cũng theo ông Phan Hộ, khi nào Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn hoàn thiện nâng cấp, làm mới các sản phẩm dịch vụ du lịch và chính thức đưa vào hoạt động, đáp ứng được nhu cầu của du khách thì lúc đó mới thực hiện việc tăng giá vé dịch vụ, dự kiến tháng 9.2015. 

Hoàng Thơ

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19814327
Hôm nay
Hôm qua
9700
8748