UBND tỉnh Quảng Nam qui định mức thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng chịu phí và người nộp phí
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là phương tiện giao
thông đường bộ gồm: Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (gọi chung
là mô tô).
2. Đối tượng miễn phí sử dụng đường bộ, gồm:
a) Xe mô tô của lực lượng công an, quốc phòng.
- Xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy
định của pháp luật về hộ nghèo.
3. Người nộp phí: Tổ chức, cá nhân sở hữu; sử dụng
hoặc quản lý phương tiện mô tô (gọi chung là chủ phương tiện).
Điều 2. Mức thu và phương thức nộp phí sử
dụng đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
1. Mức thu phí:
Loại phương tiện chịu phí |
Mức thu (đồng/năm) |
1. Loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 |
50.000 |
2. Loại có dung
tích xy lanh trên 100 cm3 |
100.000 |
3. Xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ một xy lanh |
2.160.000 |
2. Thời gian áp dụng kể từ ngày 01/01/2013.
3. Phương thức nộp phí:
a) Chủ phương tiện thực hiện kê khai, nộp phí như sau:
- Đối với xe mô tô phát sinh trước ngày 01/01/2013 thì việc
kê khai, nộp phí thực hiện như sau:
+ Năm 2013, tổ chức kê khai, nộp phí trong
năm 2013, mức thu phí năm.
+ Từ năm 2014 trở đi, tổ chức thực hiện kê
khai, nộp phí cả năm vào tháng 01 hằng năm.
- Đối với xe mô tô phát sinh từ ngày 01/01/2013 trở đi thì
việc kê khai, nộp phí thực hiện như sau:
+ Thời điểm phát sinh từ ngày 01/01 đến 30/6
hằng năm, chủ phương tiện phải kê khai, nộp phí, mức thu phí bằng 1/2 mức thu
phí năm. Thời điểm kê khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.
+ Thời điểm phát sinh từ 01/7 đến 31/12 hằng
năm, thì chủ phương tiện thực hiện kê khai, nộp phí, mức thu phí năm vào tháng
1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp phí đối với thời gian còn lại
của năm phát sinh.
b) Khi thu phí, cơ quan thu phí phải lập và cấp Biên lai thu phí cho đối tượng nộp
phí theo quy định.
c) Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại Biên lai thu phí sử
dụng đường bộ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về in, phát hành, quản lý và sử
dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
Điều 3. Quản lý, sử dụng phí
1. UBND xã, phường, thị trấn được trích lại để chi phí cho
việc tổ chức thu, nộp phí, cụ thể:
a) Đối với UBND các xã: Được trích để lại 20% trên tổng số phí thu được.
b) UBND các phường, thị trấn: Được trích để lại 10% trên tổng số phí thu được.
2. Số phí thu được còn lại (sau
khi trừ khoản để lại theo quy định tại khoản 1, Điều này); hằng tuần, UBND xã, phường, thị trấn có
trách nhiệm nộp vào tài khoản của Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Quảng Nam mở tại Kho bạc nhà
nước Quảng Nam.
3. Chế độ quản lý, sử dụng, quyết toán
số phí để lại cho UBND xã, phường, thị trấn
thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. UBND xã, phường,
thị trấn:
a) Là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của chủ phương tiện
trên địabàn.
b) Chỉ đạo tổ dân phố (hoặc thôn) hướng dẫn kê khai phí sử
dụng đường bộ đối với xe mô tô của chủ phương tiện trên địa bàn theo Mẫu số02/TKNP tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo
Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
c) Tổ chức thu, nộp phí đúng quy định.
2. UBND các huyện, thành phố: Kiểm tra, hướng dẫn UBND xã,
phường, thị trấn tổ chức thu, nộp phí đúng quy định của pháp luật về quản lý
phí, lệ phí.
3. Cục Thuế: Hướng dẫn về quản lý, sử dụng, quyết toán Biên
lai thu phí theo quy định tại Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu
tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước.
4. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh ban hành chế độ quản
lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Quảng Nam.
5. Những nội dung khác về chế độ thu, nộp phí sử dụng đường
bộ đối với mô tô, mà không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo quy
định tại Thông tư số
197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính.
6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc chưa phù
hợp, đề nghị các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố báo cáo bằng văn bản cho Sở Tài chính tổng hợp, chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên
quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét báo cáo Thường trực HĐND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 5. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Giao
thông vận tải, Cục Thuế, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.