Theo đó, mục tiêu chung là xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin-truyền thônghiện đại, đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tinsâu rộng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin-truyền thông, nâng cao an toàn thông tin trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển theo hướng bền vững phục vụ người dân, xã hội ngày một tốt hơn, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống của người dân; ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hướng đến nền kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin-truyền thông, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh, chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, chỉ số cải cách hành chính . Hiện đại hoá, nâng cao năng lực hoạt động công tác quản lý, điều hành trong các quản lý đô thị; cải thiện mối liên kết giữa Chính quyền – người dân – doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo lập nền tảng xây dựng và phát triển các chuỗi dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao, có tính kết nối và mang lại những lợi ích về kinh tế - xã hội cho các đô thị lớn trong khi vẫn giúp đô thị tăng cường năng lực gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.
Đề án tổng thể về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 hướng đến thực hiện các mục tiêu chiến lược góp phần xây dựng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, hướng đến nền kinh tế - xã hội lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm:Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính của tỉnh Quảng Nam và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; Phát triển kinh tế - xã hội trên nền tảng dữ liệu số và dữ liệu mở hướng tới nền kinh tế số và xã hội số; Tăng cường sự tham gia và phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, sức mạnh của nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Nâng cao vai trò của người dân, doanh nghiệp trong sự phát triển chung của Tỉnh. Tạo lập kết nối, xây dựng mối quan hệ hỗ trợ từ Chính quyền tới người dân, doanh nghiệp và ngược lại.
Mục tiêu cụ thể là Ban hành được hệ thống văn bản quy định về công nghệ thông tinthúc đẩy tương tác, tác nghiệp giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền, giữa các đơn vị bên trong chính quyền trên môi trường điện tử, môi trường số; khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân tham gia vào việc phát triển Chính quyền số tỉnh Quảng Nam; Xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng cơ quan điện tử, Chính quyền số tuân thủ Kiến trúc cơ quan điện tử tỉnh đã được phê duyệt, cập nhật. Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử. Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp ở mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ hành chính công tỉnh. 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính quyền số được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin từ cấp tỉnh tới cơ sở. 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Trên 50% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tích hợp 50% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính. 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật). 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành. 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã biết sử dụng máy tính mức độ cơ bản kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 80% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở, dưới dạng máy có khả năng đọc, để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội. 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. 60% các hệ thống thông tin của tỉnh có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệuquốc gia không phải cung cấp lại. 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, trong đó, 30% được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu. 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng với các dịch vụ số do Chính quyền Quảng Nam cung cấp. Hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệudùng chung, chia sẻ toàn tỉnh giúp đáp ứng nhu cầu về chia sẻ thông tin với người dân, doanh nghiệp; và chia sẻ/kết nối với các hệ thống thông tin quốc gia/các cấp/các ngành, lĩnh vực; Xây dựng/định hình được hệ sinh thái các ứng dụng chuyên ngành, các ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành, các ứng dụng phục vụ cung cấp các dịch vụ, tiện ích cho người dân và doanh nghiệp trên toàn tỉnh Quảng Nam.
Hoàng Thơ biên soạn