UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án Phát triển hệ thống điểm
Bưu điện văn hóa xã đảm bảo cung cấp thông tin cộng đồng phục vụ xây dựng nông
thôn mới đến năm 2020.
Theo đó, từ nay đến nay 2020 sẽ đầu tư gần 21 tỉ
đồng để phát triển hệ thống bưu điện văn hóa xã, trong đó ngân sách nhà nước
đầu tư hơn 9 tỉ đồng, còn lại là vôn của doanh nghiệp.
Việc phát triển các
điểm Bưu điện văn hóa xã góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống tinh thần
của người dân ở vùng nông thôn, miền núi. Điểm Bưu điện văn hóa xã trở thành
một thiết chế văn hóa đặc biệt ở nông thôn, đưa chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay. Điểm hoạt động bưu chính,
viễn thông là một trong những tiêu chí quan trọng để xét duyệt xã đạt chuẩn
nông thôn mới.
Củng cố, phát triển điểm Bưu điện văn hóa xã đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, phục vụ đọc sách,
báo, tìm kiếm thông tin qua mạng interntet cho người dân nông thôn, miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nâng tổng số đầu
sách bình quân tại các điểm Bưu điện văn hóa xã lên 500 đầu sách vào năm 2020. Nâng tổng số người đọc sách, báo bình quân
tại các điểm Bưu
điện văn hóa xã lên mỗi ngày từ 10 đến 20 lượt người (gấp 2 đến 5 lần so
với hiện tại). Trang bị máy vi tính có truy cập internet cho tất cả các điểm Bưu điện văn
hóa xã phục vụ nhu cầu truy cập internet của người dân nông
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện văn
hóa xã được hỗ trợ lương tối thiểu.
Hoàng Thơ