A+ A A-

Nét mới không gian trưng bày kết quả bảo tồn nhóm tháp G- Mỹ Sơn

       Ngày22/ 6/2013 một sự kiện nổi bật tại Khu di tích Mỹ Sơn – Di sản văn hóa thế giới, đó là mở cửa đón khách tham quan khu tháp G sau nhiều năm bảo tồntrùng tu và khai trưng Phòng trưng bày hiện vật kết quả bảo tồn trùng tu tháp G.
 

 Với những nỗ lực lực nhằmcứu vãn di tích Chăm – Mỹ Sơn, sự hợp tác giữa ba bên Việt Nam – Italia –Unesco được triển khai được xem là hình mẫu trùng tu các di tích Chăm tại ViệtNam. Qua nhiều năm nghiên cứu làm việc, với những nỗ lực không mệt mỏi, cuộchợp tác này đã đạt được kết quả, khu tháp G – Mỹ Sơn đã trả lại phần nào diệnmạo ban đầu vốn có.

      Tháp G trong chiến tranh, từng bị mộtquả bom nổ gần khu vực phía Bắc đã làm hủy hoại và sụp đổ nhiều thành phần đềntháp. Trong quá trình bảo tồn trùng tu, các chuyên gia làm việc tại đây đặcbiệt chú ý đến công tác khai quật khảo cổ. Từng lớp đất qua ngàn năm bị chônvùi được bóc lên, những mảnh vỡ của khu tháp được tìm thấy, mở ra cánh cửa về mộtngôi đền được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 12 dưới vương triều JayaHarivarmanI. Tại đây, trong quá trình trùng tu, khai quật khảo cổ học, nhiềukhám phá giá trị về một nhóm tháp được xem là hình mẫu độc đáo và nguyên bảncho phương án kiến trúc và trang trí trong nghệ thuât Chămpa được tìm thấy. Cácchuyên gia nghiên cứu đã kết hợp lựa chọn và xử lí đưa vào bảo quản. Những mảnhvỡ này được sắp xếp theo chuyên đề, xây dựng phòng trưng bày. Và với một cáchlàm việc khoa học, một bức tranh hoàn chỉnh về quá trình sáng tạo nghệ thuật,các kỹ thuật xây dựng của nền nghệ thuật Chămpa sẽ được giới thiệu đến dukhách. Như phần giới thiệu của không gian trưng bày đã viết: “ Phòng trưng bàylà nơi phù hợp nhất để trưng bày những sáng tạo thời xa xưa – đã được sinh ra và hồi sinh – để các thế hệ tương lai có thể chiêm ngưỡng và bảo tồn.

             alt
                 Đội ngũ chuyên gia công nhân lành nghề làm việc tại tháp G.

               Không gian trưng bày mở ra mộthướng nhìn mới về những đa dạng trong kỹ thuật xây dựng của người xưa, qua đócho thấy việc xây dựng gạch Chăm còn là những tính toán về khoa học. Nhiều lígiải được đưa ra căn cứ trên những nghiên cứu khoa học, qua đó tìm ra những đápsố đúng nhất về bí ẩn trong viên gạch cổ, từ đó tìm chất kết dính, một côngviệc khó nhất trong trùng tu tháp Chăm hiện nay. Qua nghiên cứu tổng hợp vềtrùng tu, khảo cổ… các chuyên gia đã phác họa về sự hình thành viên gạch Chăm,về các thành phần xã hội tham gia vào công đoạn tạo vật liệu. Tại khu tháp G,với số lượng vô số các hiện vật thu nhặt được ,những gì tìm thấy tại đây, quakhai quật đã từng được công bố như việc xuất hiện chữ Trung Hoa trên gạch Chăm,dấu chân trẻ in trên gạch cổ, số lượng lớn gốm sứ được khai quật… kết hợp vớinhững phát hiện trước đây đã cho thấy tháp G Mỹ Sơn là một kho tàng độc đáo cầnkhám phá.

Phòng trưng bày còn giành một phần giới thiệu về quá trình hợp táclàm việc của các chuyên gia, giới nghiên cứu và đội ngủ cán bộ kỹ thuật, côngnhân lành nghề. Những kinh nghiệm đã được đúc kết qua cuốn sách “ Hướng dẫn bảotồn trùng tu nhóm tháp G tại Mỹ Sơn”. Hy vọng đây thực sự là chốn tham quan đầylý thú của du khách để hiểu hơn về Mỹ Sơn, hiểu hơn về công cuộc trùng tu thápChăm như lời tựu lối vào phòng trưng bày: “ Mong muốn của chúng tôi là chia sẽvới du khách những cảm xúc chúng tôi đã trải qua trong suốt quá trình nổ lựcgìn giữ di sản tuyệt đẹp này”.

                                                                                 Hoàng Thơ& Văn Khoa

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19797135
Hôm nay
Hôm qua
1256
10160