A+ A A-

Quyết định ban hành Đề án củng cố và Phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2015- 2020

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Đề án củng cố và Phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2015- 2020
alt 
                                                ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định 1212/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/01/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Quy hoạch sử dụng kênh tần số FM đến năm 2020;

 Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày27/7/2010 của Bộ thông tin truyền thông và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

 Căn cứ Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 05/01/2004của UBND Tỉnh Quảng Nam “V/v giao nhiệm vụ quản lý Đài Truyền Thanh, Đài Truyền thanh- Phát lại truyền hình các huyện, thị xã từ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Nam về UBND huyện, thị xã”;

           Căn cứ Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

  Căn cứ Quyết định số 3997/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND huyện Duy Xuyên về việc ban hành qui chế hoạt động của trạm truyền thanh xã,thị trấn trên địa bàn huyện;

Xét đề nghị của Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin tại Tờ trình số: 166/TTr-VHTT ngày 15/12/2014.

                                                                                              QUYẾT ĐỊNH:

            Điều1. Phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên,giai đoạn 2015-2020 với các nội dung chính sau:

          1. Tên Đề án: Đề án củng cố và phát triển hệ thống  Truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2015-2020.

         2.  Mục tiêu của Đề án:

Phát huy mọi nguồn lực để củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội của huyện, phù hợpvới xu thế phát triển của ngành truyền thanh- truyền hình cả tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Duy Xuyên đến nhân dân trong và ngoài huyện.

        3. Mục tiêu cụ thể:

         -  100% khu dân cư trên địa bàn huyện có hệthống loa truyền thanh.

          -Từ 90% - 95% hộ dân được nghe đài 4 cấp.

                                                    -Trang bị đồng bộ các trang thiết bị chuyên ngành truyền thanh - truyền hình từđài huyện đến trạm truyền thanh cơ sở, đáp ứng công tác tuyên truyền trong thờikỳ mới.

  - Đàihuyện: Nâng chất lượng và tăng thời lượng chương trình phát thanh, trang thôngtin điện tử và sản xuất 02 chương trình truyền hình/ 1 tháng phát trên sóng đàiPT-TH tỉnh Quảng Nam.

- 100% trạm truyền thanh xã, thị trấn sản xuất 02chương trình phát thanh/ 1 tuần. 

4. Tổng kinh phí thực hiện:

- Tổng mức kinh phí đầu tư Đài huyện :          3.220.000.000đ

          - Tổngmức kinh phí đầu tư trạm cơ sở :          2.364.000.000đ

            Tổng cộng:                                                 5.584.000.000đ

             (Bằng chữ: Năm tỷ năm trăm tám mươi bốn triệu đồng y)

   Trong đó:           Ngân sách huyện :  4.220.000.000đ (phân kỳ 05 năm)

                    Ngân sách xã, TT:  1.164.000.000đ (20 tr/1 xã, TT x 14 xã x 5năm)

     Nguồn mục tiêu quốc gia   :            200.000.000 đ(2 năm)

( Kèm theo bảng phụ lục: 1,2,3,4,5)

5. Nội dung Đề án:

          5.1.Cơ sở vật chất Đài huyện:

       Phát huythành tựu đã đạt được, từ năm 2015 đến năm 2020, đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Duy Xuyên phát triển toàn diện, bền vững, phục vụ đắc lựcnhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu nghe đài trong nhân dân.Trong hai năm đến cần tập trung đầu tư kinh phí mua sắm một số trang thiết bị chuyên ngành hiện đại, tiên tiến, bền vững, đón đầu.

       Có kế hoạch khảo sát, bố trí đất và nguồn kinh phí xây dựng mới trụ sở làm việc của đài huyện.

          5.2Bộ máy nhân sự:

- Từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm 03 nhân sự gồm 02 phóng viên( 01 kiêm phát thanh viên truyền hình); 01 kỹ thuật viên làm nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật cho Trạm truyền thanhcơ sở và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình,trang thông tin điện tử.

- Mỗi xã, thị trấn bố trí 01 cán bộ chuyên tráchđược đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý trạm truyền thanh. Nếu xã, thị trấncó nội dung tuyên truyền nhiều, ngân sách đảm bảo chi trả thì có thể bố trí thêmtừ 1 đến 2 cán bộ kiêm nhiệm.

- UBND xã, thị trấn cử cán bộ phụ trách truyền thanhđi học các lớp chuyên môn, các lớp chính trị từ sơ cấp đến trung cấp để đến năm2020 có 100% cán bộ đạt chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ được giao.  

          5.3.Về nội dung tuyên truyền:

          -  Phản ánh kịp thời các thông tin chỉđạo, điều hành của huyện đến với nhân dân, động viên cán bộ, nhân dânthi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng huyện trong giai đoạncách mạng mới.

          - Tăngchất lượng và thời lượng phát sóng đảm bảo tính thời sự và đa dạng về nội dung.

          - Thựchiện mỗi ngày 02 chương trình phát trên sóng đài huyện (thời sự +tin, nhạc); tăng thời lượng sản xuất chương trình địa phương từ 20%-30%; sảnxuất tin, bài, phóng sự phát thanh - truyền hình chất lượng đăng tảilên cổng thông tin điện tử của UBND huyện, của đài huyện và gửi cộng tácvới đài QRT, DVTV; lượng tin, bài, chương trình phát thanh tăng lên từ30 - 40%.

      - Trạm truyền thanh 14 xã, thị trấn xây dựng ít nhất mỗi tuần02 chương trình phát thanh địa phương, chủ đề theo tư tưởng chỉ đạocủa Đảng ủy, UBND xã, thị trấn và thông báo thường xuyên các chủtrương, chính sách của địa phương đến với nhân dân.

          - Tiếpâm đầy đủ chương trình phát thanh của cấp trên (TW, tỉnh, huyện).

          - Xâydựng đội ngũ cộng tác viên để viết tin bài, xây dựng chương trình phát thanhcủa địa phương và cộng tác lên đài báo cấp trên ...

          - Chếđộ hỗ trợ cho hoạt động nâng cao chất lượng tuyên truyền, nội dung chương trìnhcủa trạm cơ sở do ngân sách Nhà nước bố trí hàng năm 20 triệu đồng/1xã,  thị trấn. Ngoài ra có thể bố trí thêm nguồnngân sách của địa phương.

          - Mỗitháng sản xuất ít nhất 02 chương trình truyền hình địa phương phát sóng trênđài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Nam.

6. Hiệu quả Đề án:

Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh huyệnDuy Xuyên” triển khai thực hiện sẽ tạo nên một bước phát triển mới cho ngànhtruyền thanh của huyện nhà, giúp cho Đài huyện và Trạm truyền thanh xã, thịtrấn trang bị mới toàn bộ trang thiết bị, cơ sở vật chất theo hướng hiện đại,bắt kịp với xu thế phát triển của ngành truyền thanh- truyền hình trong nước.Nâng cao công tác tuyên truyền, diện phủ sóng, hệ thống loa phủ khắp địa bàn,đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân huyện nhà giao phó.

Điều2. Phòng Vănhóa và Thông tin có tráchnhiệm chủtrì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Điều3. Chánh Văn phòng UBND huyện, Trưởng các phòng: Phòng Văn hóa và Thông tin; Kinh tế- hạ tầng, Nội vụ,đài Truyền thanh- Truyền hình, Tàichính- Kế hoạch, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn và các cơ quan,đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lựckể từ ngày ký./.



        TM.ỦY BAN NHÂN DÂN

    CHỦ TỊCH

     Nguyễn Công Dũng
 
 

Đề án củng cố và phát triển hệ thống

Truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên, giai đoạn 2015-2020

 (Ban hành kèm theo Quyết định số...8289/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của UBND huyện Duy Xuyên)

PHẦN I

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết lập đề án

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và Trạm truyền thanh cơ sở là tiếng nói của Đảng bộ, là diễn đàn của nhân dân trong huyện. Đây là kênh thông tin có nhiều ưu thế trong đời sống xã hội nhất là trong lúc nền kinh tế thị trường đã và đang rộng mở, nhân dân tập trung phát triển kinh tế, ít có thời gian tham gia hội họp, sinh hoạt cộng đồng để tiếp cận thông tin trên các lĩnh vực. Do vậy những thông tin về tình hình xây dựng và phát triển kinh tế trong huyện, trong xã được Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện và Trạm truyền thanh cơ sở cập nhật thường xuyên, là điều kiện tốt nhất để phục vụ nhu cầu thông tin cho nhân dân, qua đó tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và nâng cao dân trí cho mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, việc củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện là rất cần thiết để đảm bảo tốt công tác tuyên truyền và góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra.

Với đặc thù là thông tin nhanh nhạy các sự kiện bằng âm thanh, Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện và Trạm truyền thanh cơ sở có vai trò hết sức quan trọng đối với việc ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua hệ thống truyền thanh, người dân nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội…. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống. Đặc biệt, trong thời gian qua, các thế lực thù địch luôn tìm cách tuyên truyền chống phá Việt Nam thông qua các luận điệu: xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trực tiếp nhất là quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vậy, việc đảm bảo thông tin trung thực, kịp thời, hiệu quả tới các tầng lớp nhân dân cả tỉnh nói chung và huyện Duy Xuyên nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ này là tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở.

Thực hiện chủ trương, đường lối và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trong thời gian qua, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã quan tâm lãnh đạo trong lĩnh vực truyền thanh; tạo điều kiện cho hệ thống truyền thanh phát triển, góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh kịp thời những chỉ đạo của các cấp và Chính quyền địa phương góp phần xây dựng kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là: chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của huyện ban hành về các quy định về hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện;  nội dung thông tin chưa phong phú; hình thức thể hiện còn đơn điệu; chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ phụ trách còn bất cập; hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng; kinh phí duy trì hoạt động thấp; chính quyền một số địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hệ thống truyền thanh cơ sở nên thiếu sự quan tâm cả về nhân lực và công tác quản lý. Mặt khác, mô hình tổ chức của Trạm truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện Duy Xuyên chưa thống nhất, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, phát triển sự nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở.

Từ thực tiễn này cho thấy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2020là rất quan trọng và cần thiết, nhằm mục tiêu đánh giá tổng thể hiện trạng, định rõ khả năng phát triển, những mặt hạn chế, làm cơ sở để Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo, quản lý thống nhất góp phần làm cho hoạt động truyền thanh trên địa bàn huyện phát huy tốt vai trò, chức năng , đồng thời giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân.

2. Cơ sở pháp lý:

- Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;

- Quyết định số 119/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển Thông tin và Truyền thông nông thôn giai đoạn 2011-2020;

- Thông tư 04/2013/TT-BTTTT ngày 23/01/2013 quy hoạch sử dụng kênh tần số FM đến năm 2020;

-Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

-Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 05/01/2004 của UBND Tỉnh Quảng Nam “V/v giao nhiệm vụ quản lý Đài Truyền Thanh, Đài Truyền thanh- Phát lại truyền hình các huyện, thị xã từ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Nam về UBND huyện, thị xã”;

          -Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 29/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND, ngày 20/10/2014 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

 - Quyết định số 3997/QĐ-UBND ngày 23/9/2013 của UBND huyện Duy Xuyên về việc ban hành qui chế hoạt động của trạm truyền thanh xã, thị trấn trên địa bàn huyện

 -Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XIX.


PHẦN II

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TRUYỀN THANH - TRUYỀN HÌNH

ĐÀI HUYỆN VÀ TRẠM TRUYỀN THANH CƠ SỞ

I. Thực trạng Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện:

1. Những mặt đạt được:

1.1 Về tổ chức bộ máy:

- Hiện nay Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Duy Xuyên có 09 người (gồm 6 biên chế, 3 hợp đồng) được phân thành 3 tổ chuyên môn gồm tổ Biên tập- Phóng viên, tổ Hành chính-Tài vụ và tổ Kỹ thuật-Quản lý cơ sở. CBVC của Đài huyện được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (07 đại học, 02 trung cấp kỹ thuật).

- Cán bộ CNVC Đài huyện ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính còn kiêm nhiệm các công việc khác như quay phim, dựng hình, sửa chữa thiết bị truyền thanh . Đội ngũ cán bộ CNVC Đài huyện giữ vững phẩm chất chính trị, không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

1.2 Về hệ thống cơ sở vật chất:

 - Trụ sở Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện được xây dựng năm 1976,  diện tích 300m2 với 5 phòng chức năng. Đài có 2 camera, hệ thống dựng hình phi tuyến, thiết bị thu phát chương trình, trang website, 9 máy vi tính, máy phát sóng FM 300W, trụ ăng ten phát  sóng cao 44 mét, máy phát điện dự phòng.

1.3 Về nội dung chương trình:

 - Mỗi ngày 3 buổi (sáng, trưa, chiều) đài huyện sản xuất và phát trên sóng 2 chương trình phát thanh gồm 1 chương trình thời sự tổng hợp, 1 chương trình thông tin âm nhạc. Thời lượng chương trình mỗi ngày 90 phút.

- Đài huyện đảm bảo sản xuất và phát sóng chương trình địa phương, đảm bảo việc thu phát chương trình thời sự đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài PT-TH Quảng Nam; truyền thanh trực tiếp các sự kiện trọng đại của huyện và đủ năng lực sản xuất chương trình truyền hình “ Những miền quê xứ Quảng”; cộng tác tin, phóng sự truyền hình.

 - Nội dung các chương trình phát thanh - truyền hình của đài huyện luôn bám sát quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; phản ánh kịp thời phong trào thi đua ở cơ sở, các gương điển hình tiên tiến, phê phán các biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội.        

2. Những mặt hạn chế:

2.1 Về tổ chức bộ máy:

- Đội ngũ cán bộ CNVC đài huyện có 09 người không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ và hướng dẫn nghiệp vụ cho truyền thanh cơ sở.

 - Có 02 viên chức đến năm 2015 và 2018 nghỉ hưu, do đó cần phải bổ sung biên chế viên chức.

2.2 Về hệ thống cơ sở vật chất:

- Thiết bị máy móc sử dụng quá lâu (trên 10 năm), chất lượng không đảm bảo, không phù hợp, tương thích với trang thiết bị kỹ thuật phát thanh - truyền hình mới. Máy phát sóng FM công suất thấp (300W), trụ ăng ten sử dụng trên 36 năm  đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ ngã đổ cao, và độ cao thấp(44 mét), không đủ độ phủ sóng mạnh và chất lượng trên địa bàn huyện.

- Hệ thống phòng máy, phòng bá âm không đủ diện tích để thu âm và đặt các thiết bị phát thanh,  truyền hình.

- Một số phòng chức năng chưa có một số thiết bị chuyên dụng (như bàn đặt thiết bị, bàn dựng hình phi tuyến, đèn ghi hình sản xuất truyền hình, ...) để hỗ trợ làm chương trình phát thanh - truyền hình.

-Trụ sở làm việc của đơn vị nằm ở địa bàn thấp lụt, công trình xuống cấp nghiêm trọng, bê tông thấm dột, mái che yếu, không đảm bảo tránh lũ và chống bão.

2.3 Về nội dung chương trình:

- Do con người ít, công việc nhiều, thiết bị xuống cấp nên chất lượng nội dung tuyên truyền còn nhiều hạn chế, có lúc chưa phản ánh kịp thời các hoạt động kinh tế- xã hội, sự chỉ đạo điều hành của huyện.

- Các tin, bài, phóng sự truyền hình ít được sử dụng trên đài tỉnh và đài khu vực  do thiết bị không đồng bộ với đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Nam.

(Bảng tổng hợp thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật đài huyện chi tiết xem ở phụ lục 1)

II. Thực trạng công tác truyền thanh  cơ sở:

1. Những mặt đạt được:

1.1 Về tổ chức bộ máy:

- Toàn huyện có 14 Trạm truyền thanh cơ sở, 21 cán bộ. 3 Trạm truyền thanh Duy Sơn, Duy Trung và thị trấn Nam Phước bố trí 02 cán bộ chuyên trách; 4 Trạm truyền thanh: Duy Phú, Duy Phước, Duy Thành và Duy Vinh bố trí 01 cán bộ chuyên trách, 01 cán bộ kiêm nhiệm;7 Trạm truyền thanh: Duy Hải, Duy Nghĩa, Duy Trinh, Duy Châu, Duy Hòa, Duy Tân và Duy Thu bố trí 01 cán bộ chuyên trách.

1.2 Về hệ thống cơ sở vật chất:

          - UBND 14 xã, thị trấn luôn quan tâm đến cơ sở vật chất truyền thanh của địa phương mình, mỗi trạm đều được bố trí phòng làm việc riêng có trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị truyền thanh gồm  22 máy tăng âm, tổng công suất 13.700W; 11 máy phát sóng FM 25W-50W, tổng công suất 550 W; 77 km dây dẫn, 160 hộp thu FM, 584 cái loa công cộng; 14 Trạm được trang bị máy vi tính, hệ thống Internet, phần mềm sản xuất chương trình truyền thanh, đáp ứng được một phần nhu cầu nghe đài của nhân dân trong huyện.

          1.3 Về nội dung chương trình:

- 14 trạm xã, thị trấn thường xuyên tiếp âm đầy đủ chương trình thời sự đài Tiếng nói Việt Nam, đài Phát thanh- Truyền hình Quảng Nam, đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Duy Xuyên, thời lượng tiếp âm khoảng 2 giờ 30 phút/ ngày/1 trạm. Nhiều trạm mỗi tuần sản xuất 1-2 chương trình 15 phút, phản ánh các hoạt động của địa phương, chỉ đạo sản xuất, kịp thời tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

- 14 trạm truyền thanh xã, thị trấn khai thác các phần mềm phát thanh, sử dụng internet, khai thác nhanh thông tin, truyền tải kịp thời các nội dung tuyên truyền đến nhân dân với chất lượng tốt, hiệu quả.

2. Những mặt hạn chế:

2.1 Về tổ chức bộ máy:

- Cán bộ bố trí phụ trách truyền thanh cơ sở chỉ có 01 người, không đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, quản lý, sửa chữa thiết bị máy móc, dây loa. Một số địa phương thay đổi cán bộ liên tục nên công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ  không theo kịp, chất lượng, hiệu quả hoạt động truyền thanh chưa cao.

- Một số xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm truyền thanh là cán bộ văn hóa- xã hội, đoàn thanh niên, thường xuyên thay đổi vị trí công tác. Cán bộ truyền thanh cơ sở không ổn định, bất cập, thiếu kinh nghiệm và chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

2.2 Về hệ thống cơ sở vật chất:

- Các thiết bị truyền thanh cơ sở  sử dụng quá lâu năm, thiếu đồng bộ và chưa đầy đủ, không đảm bảo chất lượng thu tiếp sóng, sản xuất chương trình địa phương.

- Hệ thống truyền thanh cơ sở phát triển theo phương thức hữu tuyến, dây dẫn không kéo đến khu dân cư xa trung tâm xã, không lắp đặt được loa công cộng; loại dây dẫn lưỡng kim mục gãy, thường xuyên bị chập chạm, nhất là vào mùa mưa bão, gây khó khăn trong công tác thông tin, tuyên truyền, tỷ lệ hộ dân được nghe đài 4 cấp đạt 60%. Hệ thống chống sét không đảm bảo.

- Nguồn kinh phí phân bổ hàng năm cho sự nghiệp phát thanh cơ sở quá  thấp, kế hoạch duy tu bảo dưỡng cũng như đầu tư phát triển mỗi địa phương theo mỗi kiểu, không theo kịp đà xuống cấp của hệ thống truyền thanh.


2.3 Về nội dung chương trình:

- Hiện nay nội dung tuyên truyền của trạm truyền thanh chủ yếu tiếp âm Đài cấp trên, một số trạm cơ sở không chủ động được công tác tuyên truyền, chỉ đọc các công văn, thông báo điều hành của địa phương.

- Cán bộ trạm cơ sở không được đào tạo chuyên môn kỹ năng viết tin, bài phát thanh, nên hiệu quả công việc không cao, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

          2.4. Kinh phí sự nghiệp phát thanhchế độ cán bộ trạm truyền thanh cơ sở.

Theo quy định tại Nghị quyết số 157/2012/NQ-HĐND ngày 22/04/2010 của HĐND tỉnh, hiện nay phụ cấp đối với một cán bộ phụ trách đài cấp xã với hệ số 01  mức lương tối thiểu, không đảm bảo mức sống tối thiểu, cán bộ truyền thanh không yên tâm công tác.

          Kinh phí sự nghiệp phát thanh xã, thị trấn 20.000.000 đồng/trạm/năm, không đủ để chi sửa chữa, không có kinh phí để đầu tư phát triển.

(Bảng tổng hợp thực trạng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trạm cơ sở chi tiết xem ở phụ lục 2).

III. Kết luận:

Với tỷ lệ nghe đài dưới 60% là điều báo động, đây là thực trạng, là nỗi lo của huyện trong khi đó nhiều chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Từ khảo sát thực tế trên cho thấy chủ trương phát triển sự nghiệp truyền thanh - truyền hình từ huyện đến cơ sở là hết sức cần thiết nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và công tác điều hành của huyện, của từng địa phương trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra, góp phần phấn đấu xây dựng huyện Duy Xuyên trở thành huyện công nghiệp sau năm 2015 và xây dựng huyện đến năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới là rất cần thiết.


PHẦN III

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển:

1. Quan điểm:

Củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, là công cụ để Đảng bộ, chính quyền huyện nhà điều hành KT-XH, ANQP tại địa phương và cũng là diễn đàn để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng huyện trở thành huyện công nghiệp sau năm 2015 và xây dựng huyện đến năm 2020 trở thành huyện nông thôn mới.

2. Mục tiêu:

2.1.Mục tiêu chung:

Phát huy mọi nguồn lực để củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của huyện, phù hợp với xu thế phát triển của ngành truyền thanh- truyền hình cả tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Duy Xuyên đến nhân dân trong và ngoài huyện.

2.2            Mục tiêu cụ thể:

          -  100% khu dân cư trên địa bàn huyện có hệ thống loa truyền thanh.

          - Từ 90% - 95% hộ dân được nghe đài 4 cấp.

                                                    - Trang bị đồng bộ các trang thiết bị chuyên ngành truyền thanh - truyền hình từ đài huyện đến trạm truyền thanh cơ sở, đáp ứng công tác tuyên truyền trong thời kỳ mới.

  - Đài huyện: Nâng chất lượng và tăng thời lượng chương trình phát thanh, trang thông tin điện tử và sản xuất 02 chương trình truyền hình/ 1 tháng phát trên sóng đài PT-TH tỉnh Quảng Nam.

- 100% trạm truyền thanh xã, thị trấn sản xuất 02 chương trình phát thanh/ 1 tuần. 

II. Nội dung củng cố và phát phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015 - 2020:

          1. Cơ sở vật chất Đài huyện:

       Phát huy thành tựu đã đạt được, từ năm 2015 đến năm 2020, đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Duy Xuyên phát triển toàn diện, bền vững, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu nghe đài trong nhân dân. Trong hai năm đến cần tập trung đầu tư kinh phí mua sắm một số trang thiết bị chuyên ngành hiện đại, tiên tiến, bền vững, đón đầu.

       Có kế hoạch khảo sát, bố trí đất và nguồn kinh phí xây dựng mới trụ sở làm việc của đài huyện.


          1.1. Bộ máy nhân sự:

- Từ năm 2015 đến 2020 bổ sung thêm 03 nhân sự gồm 02 phóng viên( 01 kiêm phát thanh viên truyền hình); 01 kỹ thuật viên làm nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật cho Trạm truyền thanh cơ sở và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử.

          1.2. Về nội dung tuyên truyền:

          - Phản ánh kịp thời các thông tin chỉ đạo, điều hành của huyện đến với nhân dân, động viên cán bộ, nhân dân thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng huyện trong giai đoạn cách mạng mới.

          - Tăng chất lượng và thời lượng phát sóng đảm bảo tính thời sự và đa dạng về nội dung.

          - Thực hiện mỗi ngày 02 chương trình phát trên sóng đài huyện (thời sự + tin, nhạc); tăng thời lượng sản xuất chương trình địa phương từ 20%-30%; sản xuất tin, bài, phóng sự phát thanh - truyền hình chất lượng đăng tải lên cổng thông tin điện tử của UBND huyện, của đài huyện và gửi cộng tác với đài QRT, DVTV; lượng tin, bài, chương trình phát thanh tăng lên từ 30 - 40%.

          - Mỗi tháng sản xuất ít nhất 02 chương trình truyền hình địa phương phát sóng trên đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Nam.

          1.3. Về mua sắm trang thiết bị, sửa chữa và phương thức đầu tư từ năm 2015 - 2020 :    

          Mua sắm trang thiết bị mới và sửa chữa xây dựng cơ bản:

          Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện tiếp tục sử dụng các thiết bị hiện có để thu phát sóng, tiếp âm đài cấp trên, sản xuất chương trình hàng ngày, sử dụng nguồn kinh phí trong đề án để mua sắm, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật gồm: 01 phát sóng FM công suất 1.000W, 03 camera thẻ nhớ,  02 bàn micxer, 01 bộ dựng hình phi tuyến, 04 laptop, 02 CPU, 01 bộ đèn chuyên dụng ghi hình, 02 bàn đặt thiết bị phát thanh- truyền hình, 02 bộ lưu hình,  xây dựng mới trụ ăng ten; nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, phòng bá âm, phòng máy. Trong đó:

            - Kinh phí mua sắm trang thiết bị:                1.820.000.000đ

            - Kinh phí sửa chữa, cải tạo:                        1.400.000.000đ

Tổng mức kinh phí đầu tư Đài huyện :      3.220.000.000đ

 (Ba tỉ, hai trăm, hai mươi triệu đồng y)     

(Kèm theo bảng thống kê 1 và 2).


Bảng 1:                                                                                                                          

BẢNG KÊ CHI TIẾT MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ

VÀ SỬA CHỮA XÂY DỰNG CƠ BẢN THEO TỪNG NĂM TẠI ĐÀI HUYỆN

Giai đoạn 2015 – 2020

   ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung đầu tư

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng tiền

Thông số kỹ thuật

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

A

Mua sắm thiết bị mới:

08

1.390

06

230

04

200







1.820


1

Máy phát sóng FM 1.000W

01

950


0

0

0







950

Model: TEX 1000 - LCD (sản xuất tại Ý)

2

Camera

01

120

01

120

01

120







360

Máy quay Sony NXCam, Model: HXR-NXP5

3

Bàn micxer

01

40



01

40







80

Sound craff _LX7ii_32

4

Bộ dựng hình phi tuyến

01

80


0

0

0







80

LCD 42 inch, maind Intel, CPU Intel® Core™ i7(8M Cache, up to 16GHz), DDRam 8GB, HDD 1.000GB, và các phụ kiện kèm theo

5

Laptop

01

20

02

40

01

20







80

Sony Voio 15.6 inch model SVS 13136PGB ,  Intel® Core™ i5(8M Cache, up to 3.90 GHz), DDRam 8GB, HDD 1.000GB và các phụ kiện kèm theo

6

CPU vi tinh



01

20

01

20







40

Maind Intel, CPU Intel® Core™ i7(8M Cache, up to 16GHz), DDRam 8GB, 2 HDD 1.000GB

7

Bộ đèn ghi hình

01

130











130

Bộ đèn ghi hình của hãng Panasonic, Model: Sola EngFlight Kit


TT

Nội dung đầu tư

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Số tiền

Thông số kỹ thuật

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

8

Bàn đặt thiết bị PT-TH

01

20

01

20









40

Bàn đặc chủng PT-TH

9

Ổ cứng lưu hình

01

30

01

30









60

Dung lượng 4T chạy nguồn riêng, hãng Hitachi

B

Sửa chữa, xây dựng cơ bản:

02

1400

01

900


0


0


0


0

1400


1

Xây dựng mới trụ ăng ten

01



900









900

Trụ dây néo diện tam giác 60x60cm, cao 60m

2

Nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, xây dựng phòng Studio.

01

500











500

Nâng cấp cải tạo phòng làm việc, phòng máy, xây dựng phòng Studio (phim trường).

TỔNG CỘNG KINH PHÍ PHÁT TRIỂN


1.890


1.130


200







3.220


(Bằng chữ: Ba tỷ hai trăm hai mươi triệu đồng).


Bảng 2:                                                                                                                          

BẢNG TỔNG HỢP MỨC KINH PHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÀI HUYỆN

 Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

đầu tư

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

Nguồn

đầu tư

1. Đầu tư mua sắm mới trang thiết bị kỹ thuật

1.390

230

200




1.820

NS huyện và Đài huyện

2. Xây dựng mới trụ an ten


  900





900

NS tỉnh, huyện

3. Nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, xây dựng phòng Studio.

500






500

NS huyện

TỔNG CỘNG:

1.890

1.130

200




3.220


Trong đó:

NS huyện (máy phát sóng 1000W+camera+ micxer+ bộ dựng phi tuyến+ dàn đèn+ trụ ăng ten+ cải tạo, nâng cấp trụ sở, phog Studio)

2.700

120

160

0



2.980


Nguồn thu Đài huyện( laptop+ máy vi tính+ bàn đặt thiết bị+

40

60

40




140


NS khác (TW, tỉnh ...)

50

50





100



2. Củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở:

     2.1. Bộ máy nhân sự:

- Mỗi xã, thị trấn bố trí 01 cán bộ chuyên trách được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quản lý trạm truyền thanh. Nếu xã, thị trấn có nội dung tuyên truyền nhiều, ngân sách đảm bảo chi trả thì có thể bố trí thêm từ 1 đến 2 cán bộ kiêm nhiệm.

- Cán bộ phụ trách truyền thanh ít nhất phải có trình độ trung cấp chuyên ngành liên quan. Biết quản lý, viết được tin, bài, xây dựng được chương trình phát thanh, có kế hoạch tham mưu với UBND xã, thị trấn phát triển về lĩnh vực chuyên ngành; tự sửa chữa các thiết bị bị hư hỏng ... đảm bảo hệ thống hoạt động thường xuyên.

- UBND xã, thị trấn cử cán bộ phụ trách truyền thanh đi học các lớp chuyên môn, các lớp chính trị từ sơ cấp đến trung cấp để đến năm 2020 có 100% cán bộ đạt chuẩn, đáp ứng nhiệm vụ được giao.  

          2.2. Nội dung chương trình:

          - Trạm truyền thanh 14 xã, thị trấn xây dựng ít nhất mỗi tuần 02 chương trình phát thanh địa phương, chủ đề theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, thị trấn và thông báo thường xuyên các chủ trương, chính sách của địa phương đến với nhân dân.

          - Tiếp âm đầy đủ chương trình phát thanh của cấp trên (TW, tỉnh, huyện).

          - Xây dựng đội ngũ cộng tác viên để viết tin bài, xây dựng chương trình phát thanh của địa phương và cộng tác lên đài báo cấp trên ...

          - Chế độ hỗ trợ cho hoạt động nâng cao chất lượng tuyên truyền, nội dung chương trình của trạm cơ sở do ngân sách Nhà nước bố trí hàng năm 20 triệu đồng/1xã,  thị trấn. Ngoài ra có thể bố trí thêm nguồn ngân sách của địa phương.

          2.3. Về mua sắm trang thiết bị, sửa chữa xây dựng cơ bản và phương thức đầu tư từ năm 2015 - 2020:

          2.3.1 - Kinh phí đầu tư củng cố, phát triển hộp loa không dây cho 11 trạm có  máy phát sóng FM: Duy Hải, Duy Nghĩa, Duy Vinh, Duy Phước, thị trấn Nam Phước, Duy Trung, Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Châu, Duy Phú và Duy Tân.

           1 trạm: 15 cụm hộp không dây x 5.000.000 đồng/1 hộp= 75.000.000 đồng.

          11 trạm: 75.000.000 đồng x11 = 825.000.000 đồng 

          2.3.2- Kinh phí đầu tư xây dựng mới hệ thống hữu tuyến của 04 xã, thị trấn chưa có hữu tuyến: Duy Hải, Duy Phước, Duy Trung và Duy Trinh.

           1 trạm:

           - 01 máy tăng âm 1200W: 30.000.000 đồng;

           - 10.000 mét dây cáp 24.000 đồng/ 1 mét: 240.000.000 đồng;

           - 40 loa công cộng x 450.000: 18.000.000 đồng,

           - Hệ thống dây và các máy móc, thiết bị truyền thanh kèm theo.

          Tổng cộng: 30.000.000 đồng + 240.000.000 đồng + 18.000.000 đồng = 288.000.000 đồng/ 1 Trạm.

          04 Trạm: 288.000.000 đồng  x 4 = 1.152.000.000 đồng

         2.3.3 - Kinh phí củng cố, phát triển 3 trạm hữu tuyến: Duy Thu, Duy Hòa và Duy Thành.

          1 trạm: 5.000 mét dây dẫn  cáp x 24.000 đồng/ 1 mét= 120.000.000 đồng; bổ sung 20 loa công cộng x 450.000 đồng/ 1 loa= 9.000.000 đồng.

          Tổng cộng:  120.000.000 đồng + 9.000.000 đồng = 129.000.000 đồng

      3 trạm: 129.000.000 đồng x 3= 387.000.000 đồng

    Tổng cộng:

        Kinh phí củng cố, phát triển hộp loa không dây  11 xã, thị trấn:  825.000.000 đ  

        Kinh phí xây dựng mới 04 trạm hữu tuyến 04 xã:                     1.152.000.000 đ

   Kinh phí củng cố, phát triển  3 trạm hữu tuyến:                           387.000.000 đ

          Tổng mức kinh phí đầu tư trạm cơ sở :                                2.364.000.000đ

                                                          (Hai tỷ ba trăm sáu mươi bốn triệu đồng y).       Trong đó:  Ngân sách huyện :         1.000.000.000đ (5 năm)

                           Ngân sách xã, TT:           1.164.000.000đ (20 tr/1xã, TT x 14xã x 5 năm)

                                           Nguồn mục tiêu quốc gia:   200.000.000 đ (2 năm)

( Kèm theo bảng 3)


Bảng 3:        

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRẠM CƠ SỞ          

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

đầu tư

2015

2016

2017

Tổng cộng

Nguồn

đầu tư

SL đài

Số tiền

SL đài

Số tiền

SL

đài

Số tiền

1. Xây dựng mới 4 trạm truyền thanh hữu tuyến( Duy Hải, Duy Phước, Duy Trung, Duy Trinh)

02 (Duy Phước, Duy Trinh)

576

01 (Duy Trung)

288

01 (Duy Hải)

288

1.152

NS  huyện, xã

2. Bổ sung, củng cố trạm vô tuyến (11 trạm)

03 (Sơn, Phước, Trinh)

225

04 (Tân, Phú, Châu, Nam Phước)

300

04 (Trung, Vinh, Nghĩa, Hải)

300

825

NS tỉnh, huyện, xã

3. Bổ sung, phát triển hữu tuyến( Duy Thu, Duy Hòa và Duy Thành)

01( Duy Thu)

129

01( Duy Hòa)

129

01( Duy Thành)

129

387

NS

huyện, xã

TỔNG CỘNG:

06

930

06

717

06

717

2.364


Trong đó

NS huyện


303


303


394

1.000


NS xã,thị trấn


527


314


323

1.164


NS khác ( tỉnh, CTMT …)


100


100



200



3. Đánh giá hiệu quả Đề án:

Đề án củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh trên địa bàn huyện Duy Xuyên triển khai thực hiện sẽ tạo nên một bước phát triển mới cho ngành truyền thanh của huyện nhà, giúp cho đài huyện và Trạm truyền thanh xã, thị trấn trang bị mới toàn bộ trang thiết bị, cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, bắt kịp với xu thế phát triển của ngành truyền thanh- truyền hình trong nước. Nâng cao công tác tuyên truyền, diện phủ sóng, hệ thống loa phủ khắp địa bàn, đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng bộ và nhân dân huyện nhà giao phó.

3.1. Hiệu quả về chính trị:

Đề án được triển khai sẽ giúp cho hệ thống truyền thanh - truyền hình của huyện được mở rộng, đồng bộ từ đó đảm bảo tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông tin kịp thời các chủ trương, sự chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể của huyện và địa phương đến mọi tầng lớp nhân dân. Giúp nhân dân nắm bắt mọi hoạt động về kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, an nnh quốc phòng của huyện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, góp phần xây dựng, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân để xây dựng huyện Duy Xuyên sớm trở thành huyện công nghiệp; xây dựng 11 xã đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới; xây dựng thị trấn Nam Phước, xã Duy Nghĩa, xã Duy Hải trở thành đô thị và xây dựng huyện nông thôn mới vào năm 2020.

3.2. Hiệu quả về kinh tế:

Giúp nhân dân tiếp cận nhanh thông tin trên tất cả các lĩnh vực từ đó nắm bắt định hướng phát triển kinh tế, kiến thức khoa học mà áp dụng vào sản xuất để làm giàu, nâng cao đời sống. Đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế, thế mạnh của địa phương, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo trên toàn huyện.

Đề án thực hiện sẽ huy động nhiều dự án, nguồn vốn xã hội để đầu tư cho việc phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thanh - truyền hình trên địa bàn toàn huyện.

3.3. Hiệu quả về văn hóa-xã hội:

Qua hệ thống truyền thanh sẽ tuyên truyền các hoạt động của huyện, biểu dương gương tốt, việc tốt; phản ánh những bất cập trong cuộc sống đời thường; phổ biến các kiến thức áp dụng trong cuộc sống; giúp nhân dân có điều kiện thưởng thụ văn hóa tinh thần. Qua đó góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống cách mạng, những văn hóa tốt đẹp của dân tộc, địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

3.4. Đảm bảo về tình hình an ninh chính trị:

Qua hệ thống thông tin truyền thanh giúp nhân dân nắm bắt thông tin kịp thời, biết cách phòng ngừa, chủ động chống lại mọi âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ quê hương, đất nước; đề cao cảnh giác phòng chống tội phạm, gây mất trật tự an ninh xã hội tại địa phương ... xây dựng thôn xóm yên vui, đoàn kết, phát triển.

          4. Tổ chức thực hiện:

4.1. Phòng Văn hóa - Thông tin huyện:

- Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu UBND huyện ban bành các văn bản hành chính, quy chế quản lý nhà nước hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện một cách khoa học, thống nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

- Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

4.2. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện:

-Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin và đài Truyền hình huyện thẩm định, tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí trong dự toán kế hoạch hàng năm để thực hiện đề án.

4.3. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện:

-Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở và các đối tượng khác có liên quan.

- Làm việc với Sở TT&TT tỉnh, Đài PT-TH tỉnh để xin kinh phí hỗ trợ phát triển hệ thống truyền thanh của Đài huyện và Trạm cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch và tham mưu cho UBND huyện về củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh - truyền hình trên địa bàn huyện.

- Cùng với UBND 14 xã, thị trấn thảo luận, thống nhất phương án xây dựng trạm truyền thanh sau khi đề án được duyệt.

4.4. Ủy ban nhân dân 14 xã, thị trấn:

- Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án tại xã.

- Bố trí nguồn kinh phí của xã để triển khai thực hiện các nội dung của đề án, duy trì hoạt động của Trạm.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện đề án một cách tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả.

- Thường xuyên tạo điều kiện để hệ thống truyền thanh hoạt động tốt, cử cán bộ làm công tác truyền thanh tham gia đầy đủ các lớp tập huấn đào tạo và đi học các lớp chuyên ngành, các lớp chính trị để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, lý luận chính trị.

         

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN

   Phụ lục 1:

BẢNG TỔNG HỢP VỀ THỰC TRẠNG

CƠ SỞ VẬT CHẤT, HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÀI HUYỆN

TT

Nội dung thực trạng

Số lượng

Năm mua sắm, xây dựng

Chất lượng còn lại (%)

Ghi chú

1

Máy phát sóng FM 300W

01

2006

40

Phát chính

3

Máy phát sóng FM 150W

01

1995

30

Phát dự phòng

4

Camera thẻ nhớ

01

2011

60

Dùng để ghi hình

5

Camera thẻ nhớ

01

2013

90

Dùng để ghi hình

5

Trụ Ăng Ten dây néo

01

1997

30

Cao 44 m

6

Máy nổ 5KW

01

2012

70

Sử dụng khi cúp điện

7

Laptop

01

2012

60

Dùng để tác nghiệp lưu động

8

Vi tính để bàn

05

trước năm 2007

30

Dùng để viết tin, bài, sản xuất CT phát thanh

9

Micxer

01

1995

30

Dùng để hòa âm

10

Máy ghi âm MP3

04

2011

2012

70

Trang bị cho phóng viên

11

Phòng phát sóng và thu âm

01

1989

30

Dùng để PTV đọc chương trình và đặt máy phát sóng

12

Bàn dựng hình phi tuyến

01

2011

40

Dùng để cộng tác tin, bài, PS T.Hình lê Đài báo cấp trên

13

Máy phát sóng FM

01

trước năm 2009

50

Dùng để truyền thanh trực tiếp

14

Cụm loa trung tâm

01

2008

40

Gồm 1 cụm loa + 2 loa 25W


   Phụ lục 2:

BẢNG TỔNG HỢP VỀ THỰC TRẠNG

CƠ SỞ VẬT CHẤT, HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRẠM CƠ SỞ NĂM 2014

STT

Tên trạm

Tăng âm

( W)

Dây dẫn

(km)

Máy

FM

Tần

số

Công suất

( W)

Loa

(cái)

Máy vi tính (cái)

Máy in

(cái)

Intetnet

Kinh       phí đầu tư

( triệu)

01

Duy Thu

1200

5




27

1

1

10

02

Duy Phú

1500

9

1

93.7

50

50

1

1

50

03

Duy Tân

500

7

1

97.1

50

35

1

1

18

04

Duy Hòa

1000+ 500+1200

16




55

1

1

120

05

Duy Châu

500

3

1

100.3

100

42

1

0

21

06

Duy Trinh

500+500

5

1

97.4

50

42

1

0

26,2

07

Duy Sơn

500

9

1

91.7

25

41

1

0

30

08

Duy Trung

500


1

98.6

50

26

1

1

22

09

Nam Phước

1500+500

4

1

92.6

50

43

1

1

23

10

Duy Phước

500+500

2

1

107.6

50

32

1

1

36

11

Duy Vinh

500+600

4

1

99.4

50

64

1

1

22,7

12

Duy Thành

500+500+

1500

10




27

1

1

30

13

Duy Nghĩa

500

3

1

98.2

50

52

1

1

25,2

14

Duy Hải

500

0

1

100.4

50

48

1

1

23,8

Tổng cộng:

13.700

77

11


575

584

14

11

14

457


Phụ lục 3:

Phụ lục 3.1:

 

BẢNG KÊ CHI TIẾT MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ

TRẠM HỮU TUYẾN XÂY DỰNG MỚI, BỔ SUNG TRẠM HỮU TUYẾN VÀ BỔ SUNG

TRẠM VÔ TUYẾN THEO TỪNG NĂM

                                                                        Giai đoạn 2015 – 2020

1.    Bảng kê chi tiết mua sắm, xây dựng mới 4 trạm hữu tuyến.                                                

                                                                                                                              ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung đầu tư

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng tiền

Thông số kỷ thuật

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

1

Máy tăng âm 1.200W

2

60

1

30

1

30







120

Hãng BDC sản xuất, chạy bằng IC

2

Dây truyền thanh

20

km

480

10

km

240

10

km

240







960

Dây bọc nhưa xoắn (quân đội sản xuất)

3

Loa công cộng

80

36

40

18

40

18







72

Naphutha  KT25W-50W

TỔNG CỘNG KINH PHÍ PHÁT TRIỂN


576


288


288







1.152


(Bằng chữ: Một tỷ một trăm năm mươi hai triệu đồng).


          Phụ Lục 3.2

2.Bảng kê chi tiết mua sắm thiết bị bổ sung cho 11 Trạm truyền thanh vô tuyến

                                                                                                                              ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung đầu tư

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng tiền

Thông số kỷ thuật


SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền


Hộp thu FM

45

225

60

300

60

300







825

Model:          BW _ 100W

TỔNG CỘNG KINH PHÍ PHÁT TRIỂN

45

225

60

300

60

300







825


(Bằng chữ: Tám trăm hai mươi lăm triệu đồng y).

 

Phụ lục 3.3

3.Bảng kê chi tiết mua sắm thiết bị bổ sung cho 3 trạm hữu tuyến

                                                                                                                              ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung đầu tư

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng tiền

Thông số kỷ thuật

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

SL

Số tiền

1

Dây truyền thanh

5 Km

120

5 Km

120

5 Km

120







360

Dây bọc nhưa xoắn (quân đội sản xuất)

2

Loa công cộng

20

9

20

9

20

9







27

Naphutha  KT25W-50W

TỔNG CỘNG KINH PHÍ PHÁT TRIỂN


129


129


129







387


 

(Bằng chữ: Ba trăm tám mươi bảy triệu đồng y).

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19824204
Hôm nay
Hôm qua
6766
12811