A+ A A-

Đến năm 2020, phấn đấu 100% số đài truyền thanh cơ sở được trang bị máy tính và kết nối internet

alt
UBND tỉnh vừa phê duyệt đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Theo đề án, đến năm 2020, phấn đấu 100% xã, phường có đài truyền thanh cơ sở, được đảm bảo về phòng máy, thiết bị phụ trợ; 100% số đài được trang bị máy tính và kết nối internet; 100% số đài có cán bộ phụ trách nội dung và kỹ thuật; 100% cán bộ làm việc tại đài truyền thanh cơ sở được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, đảm bảo chất lượng thông tin và thời lượng phát thanh tối thiểu đến người dân 180 phút/3 lần/ngày. Về cơ cấu chương trình, đảm  bảo 70% thời lượng dành cho tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, đài tỉnh, đài huyện; 30% thời lượng dành cho chương trình phát thanh, bản tin, thông tin, thông báo của xã, phường, thị trấn. Tổng kinh phí thực hiện đề án hơn 29,4 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia hơn 16,5 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 7,5 tỷ đồng, còn lại từ ngân sách huyện, thành phố.

BẢO NGUYÊN


Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1.Phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở góp phần quan trọng trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, địa phương và thông báo về công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở đến với đông đảo người dân; góp phần trang bị thêm kiến thức, nâng cao dân trí, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

2. Đài truyền thanh cơ sở đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận thông tin cho mọi vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

3. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống đài truyền thanh cơ sở cần thực hiện tập trung, thống nhất, đồng bộ và lồng ghép với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan, đặc biệt là chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở để đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao.

II. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách để phát triển hệ thống truyền thanh cơ sở. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để ngày càng nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ đài truyền thanh cơ sở, thực hiện nhiệm vụ định hướng thông tin của Đảng và Nhà nước. Mở rộng đầu tư trang thiết bị, rút ngắn khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Đảm bảo thông tin kịp thời, hiệu quả đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

III. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Đến năm 2020 đạt được các mục tiêu sau:

1. 100% các xã, phường có đài truyền thanh cơ sở, được đảm bảo về phòng máy, thiết bị phụ trợ.

2. 100% số đài được trang bị máy tính và được kết nối mạng Internet để lấy thông tin phục vụ cho phát thanh.

3. 100% số đài có tối thiểu 01 cán bộ phụ trách nội dung và kỹ thuật.

4. 100% cán bộ làm việc tại đài truyền thanh cơ sở được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ.

5. Đảm bảo chất lượng thông tin và thời lượng phát thanh tối thiểu đến người dân 180 phút/3 lần/ngày.

6. Đảm bảo cơ cấu chương trình: 70% thời lượng dành cho tiếp sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, đài tỉnh, đài huyện; 30% thời lượng dành cho chương trình phát thanh, bản tin, thông tin, thông báo của xã, phường, thị trấn.

IV. NHIỆM VỤ

Rút ngắn khoảng cách hưởng thụ thông tin của người dân ở thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc đầu tư xây dựng đài truyền thanh cơ sở ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa giúp người dân nm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội... Là một trong các nhu cầu thiết thực đối với đời sống hàng ngày của người dân, góp phần nâng cao giá trị văn hóa, tinh thần, tư tưởng, đạo đức và lối sống của người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng được nhu cầu về thông tin của người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

          V. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện: 29.484.210.000 đồng (Hai mươi chín tỷ, bốn trăm tám mươi bốn triệu, hai trăm mười ngàn đồng).

2. Nguồn vốn:

- Ngân sách Trung ương (Chương trình mục tiêu quốc gia): 16.507.050.000 đồng.

- Ngân sách tỉnh: 7.437.160.000 đồng

- Ngân sách huyện, thành phố: 5.540.000.000 đồng.

Cụ thể qua các năm như sau:

 

 

 

 

 

                                     Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Nguồn

Phân kỳ kinh phí

Tổng

kinh phí

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động của Đài TTCS

TW

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỉnh

52

 

 

 

 

 

 

               52

Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tăng cường trang thiết bị, máy móc

TW

     2,415

     2,415

     2,415

     2,100

     2,100

     2,100

     1,680

       15,225

Tỉnh

     1,035

     1,035

     1,035

        900

        900

        900

        720

          6,525

Huyện

     1,100

     1,100

     1,000

 

 

 

 

          3,200

 

 

 

 

 

 

 

                -  

3

Ứng dụng CNTT

TW

 

 

 

 

 

 

 

                -  

Tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

                -  

Huyện

     2,340

 

 

 

 

 

 

          2,340

 

 

 

 

 

 

 

                -  

4

Duy trì và nâng cao chất lượng nội dung chương trình truyền thanh

TW

 

 

 

 

 

 

 

 theo nguồn kinh phí ngân sách tỉnh phân bổ  hàng năm

Tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

Huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

TW

   183.15

     83.15

   183.15

   183.15

   183.15

   183.15

   183.15

    1,282.05

Tỉnh

     122.9

     122.9

     122.9

     122.9

     122.9

     122.9

     122.9

       860.16

Huyện

 

 

 

 

 

 

 

                -  

 

 

 

 

 

 

 

                -  

 

 

Tổng cộng

TW

 2,598.15

 2,598.15

 2,598.15

2,283.15

2,283.15

2,283.15

1,863.15

  16,507.05

Tỉnh

 1,209.88

 1,157.88

 1,157.88

1,022.88

1,022.88

1,022.88

   842.88

    7,437.16

Huyện

 3,440.00

 1,100.00

 1,000.00

                 -  

              -  

              -  

                -  

          5,540

              -  

              -  

                 -  

                 -  

              -  

              -  

                -  

                -  

Tổng

7,248.03

4,856.03

4,756.03

3,306.03

3,306.03

3,306.03

2,706.03

29,484.21

VI. CÁC GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động của đài truyền thanh cơ sở: Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách đảm bảo ổn định cho hoạt động của đài và cho đội ngũ cán bộ công tác tại đài truyền thanh cơ sở, cụ thể:

- Xây dựng các quy định về quản lý hệ thống đài truyền thanh cơ sở.

- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, đặc biệt là truyền thanh không dây nhằm nâng cao chất lượng truyền thanh, chất lượng hoạt động tại các đài truyền thanh cơ sở.

- Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các đài truyền thanh cơ sở theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

          2. Về đầu tư cơ sở vật chất cho các đài truyền thanh cơ sở: Đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh sử dụng công nghệ truyền thanh không dây nhằm khắc phục những nhược điểm của công nghệ truyền thanh hữu tuyến, tạo nên một mạng lưới thông suốt và thống nhất cho hệ thống truyền thanh cơ sở, đảm bảo an toàn mạng lưới truyền thanh cơ sở, không bị nhiễu sóng truyền hình.

Đối với các xã, thị trấn chưa có đài truyền thanh cơ sở, đa số là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chủ yếu  thực hiện đầu tư mới với công nghệ truyền thanh vô tuyến FM.

Đối với các phường, thị trấn và các xã đang sử dụng truyền thanh hữu tuyến mà bị hỏng, có thể sửa chữa hoặc chuyển đổi sang truyền thanh vô tuyến FM nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu, đảm bảo 100% tổ dân phố, thôn bản thu được tín hiệu phát thanh.

Đối với các đài truyền thanh cơ sở đã được đầu tư nhưng bị hỏng hoặc thiết bị xuống cấp nghiêm trọng, hoạt động kém hiệu quả, triển khai đầu tư mới bằng hệ thống truyền thanh vô tuyến FM hoặc truyền thanh hữu tuyến, trong đó, ưu tiên công nghệ truyền thanh vô tuyến FM.

Đối với hệ thống truyền thanh cơ sở đã được đầu tư và đang duy trì hoạt động nhưng công suất nhỏ, diện phủ sóng thấp thực hiện nâng cấp, cải tạo theo hướng tăng công suất, lắp đặt thêm các cụm loa tại các thôn, bản.

Tần số sử dụng cho những đài truyền thanh vô tuyến mới lắp đặt nằm trong khoảng 54MHz-68MHz. Đối với hệ thống đài đã hoạt động ở băng tần 87-108MHz, vẫn tiếp tục được sử dụng ở tần số này với điều kiện không gây can nhiễu có hại cho các mạng vô tuyến khác, nếu gây can nhiễu có hại thì chuyển sang sử dụng băng tần 54-68MHz.     

3. Ứng dụng công nghệ thông tin: Đầu tư trang bị máy vi tính, kết nối mạng Internet cho tất cả các đài truyền thanh cơ sở để phục vụ cho hoạt động tác nghiệp của đài. Đối với các huyện đồng bằng trang bị thêm bộ thu tập trung FM.

Sử dụng máy vi tính để biên tập, xử lý và lưu trữ tin bài.

Đào tạo tin học cho cán bộ đài truyền thanh cơ sở.

          4. Duy trì hoạt động và nâng cao chất lượng nội dung chương trình:

a) Duy trì hoạt động:

- Mỗi đài truyền thanh cơ sở có ít nhất 01 cán bộ phụ trách hoạt động của đài.

- Thành lập các Ban Biên tập đài truyền thanh cơ sở cấp xã để biên soạn, duyệt nội dung  chương trình.

  b) Về thời lượng

- Tiếp âm Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện: đảm bảo thời lượng tiếp âm tối thiểu 02 giờ/ngày.

- Chương trình tự sản xuất: 100% đài truyền thanh cơ sở xây dựng được ít nhất 01 chương trình phát trong tuần từ 10 đến 20 phút/chương trình.

c) Về nội dung

- Tiếp âm: đảm bảo 100% chương trình thời sự sáng, trưa, chiều của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện được tiếp âm; tiếp âm các chương trình đặc biệt nhân các ngày kỷ niệm trọng thể theo yêu cầu của cấp uỷ, chính quyền.

- Chương trình tự sản xuất: các chương trình văn nghệ, bản tin, bài phản ánh, phóng sự, các chuyên mục được bố trí thời gian thích hợp.

- Chương trình thông tin: thông báo các văn bản của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, quy trình kỹ thuật sản xuất, phòng chống dịch bệnh…

- Chương trình tự khai thác: các thông tin khoa học, kinh tế, xã hội được khai thác từ Internet để thông tin cho nhân dân.

          5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đài truyền thanh cơ sở và thực tế phát triển của hệ thống phát thanh trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại các đài truyền thanh cơ sở: kỹ năng biên tập tin, bài, chương trình; kỹ năng khai thác và xử lý, lưu trữ thông tin; nghiệp vụ phát thanh viên hoặc tuyên truyền;ng dụng công nghệ thông tin trong truyền thanh; kỹ thuật khai thác trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cấp

a) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Chuẩn bị tốt các điều kiện, phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai đề án. Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai đề án gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi.

- Quản lý, đánh giá hoạt động quản lý nghiệp vụ của Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện đối với hệ thống truyền thanh cơ sở, chỉ đạo Đài huyện tích cực hỗ trợ về kỹ thuật và nội dung thông tin đối với các đài truyền thanh cơ sở, báo cáo tình hình hoạt động của các đài truyền thanh cơ sở với Sở Thông tin và Truyền thông. 

- Chỉ đạo phòng Văn hóa – Thông tin huyện phối hợp Ban Tuyên giáo Huyện ủy thực hiện chức năng định hướng thông tin đối với các đài truyền thanh cơ sở.

- Bố trí nguồn kinh phí của địa phương để triển khai thực hiện đề án.

b) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

- Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án tại xã.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các nhiệm vụ củng cố lại hệ thống truyền thanh cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để đài truyền thanh cơ sở hoạt động hiệu quả.

- Bố trí nguồn kinh phí của xã để triển khai thực hiện các nội dung của đề án, duy trì hoạt động của đài.

2. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành

a) Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan chủ trì quản lý, triển khai thực hiện đề án.

- Hàng năm phối hợp với UBND các huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án thuộc đề án đảm bảo yêu cầu.

- Phối hợp với Sở Nội vụ ban hành cơ chế, chính sách về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phụ trách đài truyền thanh cơ sở.

- Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở và các đối tượng có liên quan.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đề án ở cơ sở. Theo dõi, sơ tổng kết tình hình hoạt động của các đài truyền thanh cơ sở. Báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.

- Thực hiện công tác định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị cấp xã cung cấp thông tin cho đài truyền thanh cơ sở.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở để triển khai thực hiện đề án.

c) Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán kế hoạch hàng năm để thực hiện đề án.

d) Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với cán bộ đài truyền thanh cơ sở.

đ) Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở và các đối tượng khác có liên quan.

Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- TT TU, TT HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- CPVP;

- Lưu: VT, KTTH, KTN, TH, VX.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

Đã ký

 

 

Huỳnh Khánh Toàn

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19823515
Hôm nay
Hôm qua
6077
12811