Một đời gắn bó với màu áo lính, đi qua nhiều trận địa và lập nên những chiến công. Trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Phạm Văn Hay lại tiếp tục cống hiến để xây dựng quê hương giàu đẹp.
Ông Phạm Hay đang đọc chương trình truyền thanh của xã
65 tuổi đời, 41 tuổi đảng, cựu chiến binh Phạm Văn Hay, sinh hoạt ở Chi bộ thôn Phú Lạc, xã Duy Hòa vẫn còn khỏe mạnh, tích cực tham gia công tác xã hội và các hoạt động của địa phương. Mở đầu câu chuyện với chúng tôi, cựu chiến binh Phạm Văn Hay cho biết: “Với mức lương hưu Thiếu tá, cùng với sự hỗ trợ của con cái, cuộc sống hiện tại của ông rất ổn định. Thi thoảng các con về còn mời bố mẹ đi thăm quan, du lịch đâu đó cho vui tuổi già. Thế nhưng địa phương đang cần người làm công tác truyền thanh, một công việc xếp vào diện khôngchuyến trách, mức hưởng bằng đồng tiền phụ cấp nên rất khó ai gắn bó lâu dài với công việc. Được sự động viên của lãnh đạo địa phương, năm 1997, tôi vui vẻ nhận công việc và làm cho đến bây giờ vẫn còn nặng lòng chưa “bứt” ra được.
21 năm qua, cứ 4 giờ 45 phút sáng, ngày nắng cũng như ngày mưa, ông Hay có mặt tại UBND xã tiếp âm chương trình của đài tỉnh, đài huyện để đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với dân. Với ông, công việc truyền thanh vừa là trách nhiệm, vừa là niềm say mê, vinh dự mà cấp ủy, chính quyền và nhân dân giao cho. Ông Hay luôn làm cho mọi người thấy được giá trị của những buổi phát thanh của đài Truyền thanh xã. Đúng 5 giờ sáng hàng ngày, tiếng loa truyền thanh của đài truyền thanh xã Duy Hòa lại vang lên rộn rã khắp đường thôn, nẻo xóm. Không chỉ mở đài đúng giờ để người dân nghe được các chương trình thời sự của Đài cấp trên, ông Hay còn tự mình viết tin, bài phản ánh các hoạt động của xã. Những thông báo hoặc các bài viết trên các tờ báo chính thống đều được ông sưu tầm để đọc trên sóng đài Truyền thanh cho thính giả nghe để nắm bắt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; phổ biến kiến thức về sản xuất nông nghiệp; biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe; gương người tốt việc tốt. Đặc biệt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một đề tài không thể thiếu trong nội dung tuyên truyền của đài Truyền thanh xã.Ông vừa là phát thanh viên, kiêm biên tập viên của Đài, ông ưu tiên thời lượng phát thanh cho việc triển khai các chuyên đề, cũng như nêu gương những điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Ôngmiệt mài sưu tầm những bài viết về tấm gương đạo đức Bác Hồ và những gương điển hình trên tạp chí, sách báo Đảng, những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác để phát trên đài truyền thanh xã,thời lượng chương trình mỗi lần phát 15 phút. Nhưng để có 15phút, ông luôn chuẩn bị 5tin, 2 bài với yêu cầu đề ra là phải có sức cuốn hút người nghe và có ý nghĩa thiết thực. Với cơ sở vật chất của xã có54 cái loa, trên 10.000 dân, mỗi lần phát có trên 85% hộ dân nghe đài, nên việc tuyên truyền về học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên đài Truyền thanh xã đã trở thành chuyên mục được nhiều người quan tâm, chú ý và yêu thích.Ông tự học, tự rèn,tự rút kinh nghiệm làm cho chuyên mục ngày thêm hấp dẫn và có tính cuốn hút cao, thế rồi ông lại miệt mài thay đổi cách viết, cách đọc sao cho thật gần gũi với bà con. Mỗi tấm gương dù lớn, dù nhỏ, nhưng phải viết, phải trình bày sao cho bật lên ý nghĩa lớn lao mà vẫn dễ học, dễ nhớ, dễ làm theo. Mỗi lần viết hay đọc một tấm gương làm theo đạo đức của Bác, ông đều thêm một lần để học, tự rút kinh nghiệm, từ đó rà soát lại bản thân để nâng cao đạo đức, lối sống, tích lũy thêm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ công tác tuyên truyền, tạo được lòng tin của nhân dân, để công tác tuyên truyền ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Ông Phạm Hay đang mở đài truyền thanh
Ông tâm sự,để có một bản tin, một nội dung phát trên hệ thống loa truyền thanh mỗi ngày, tôi luôn tự nhắc nhở mình theo lời Bác Hồ căn dặn, khi viết xong một bài báo, phải đọc lại vài lần. Mình tự phê bình bài viết của mình, hỏi ý kiến người khác. Những câu, những chữ thừa vô ích thì bỏ đi. Phải tự hỏi: nói cho ai nghe; chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết; trước khi nói phải sắp đặt cho cẩn thận, phải suy nghĩ cho chín chắn. Sau khi viết rồi phải xem đi xem lại ba bốn lần.
Các buổi tiếp âm phát thanh của đài được ông thực hiện nghiêm túc, kể cả ngày chủ nhật, lễ, tết. Mỗi lần bật máy phát sóng, ông Hay lại lấy xe máy đi kiểm tra hệ thống đường dây, loa công cộng, khắc phục kịp thời sự cố, không để ảnh hưởng đến chất lượng chương trình phát thanh. Ông Hay bộc bạch: “Để làm tốt được công việc này, ngoài nỗ lực bản thân, còn có sự quan tâm của lãnh đạo xã Duy Hòa và đài Truyền thanh – Truyền hình huyện Duy Xuyên. Bởi xác định được tầm quan trọng của đài Truyền thanh nên xã đã hỗ trợ tối đa kinh phí để bảo dưỡng máy móc, dây loa. Nhờ vậy, với 16 km đường dây, 54 cái loa công cộng, hằng ngày vẫn duy trì dây thông loa thanh. Tiếng nhạc truyền thanh phát ra “Đây là đài truyền thanh xã Duy Hòa” đã trở thành đồng hồ báo thức của người dân Duy Hòa để dậy lo toan công việc cho một ngày mới bắt đầu.
Chị Đào Thị Cúc, trú thôn La Tháp Tây, là người thường xuyên nghe đài nói:Hằng ngày, cứ đến5 giờ sánglàđàitruyền thanh xã Duy Hòa lại vang giọng ông Hay. Nghe tiếng truyền thanh Duy Hòa là chị em phụ nữ chúng tôi dậy đi thể dục, tập Aerobic, đạp xe đạp tăng cường sức khỏe rồi lo công việc buổi sáng. Và gần như tiếng loa truyên thanh xã trở thành người bạn đồng hành của chị em chúng tôi.
Đâu chỉ say mê công tác truyền thanh, là người lính cụ Hồ, ông Hay luôn tự nhủ mình phải học tập tấm gương của Bác về tình yêu thương con người, ý thức hướng đến điều thiện. Ông tham gia tích cực trong những chuyến sưu tra, tìm kiếm đồng đội đã hy sinh được trở về với gia đình, mái nhà chung cùng anh em. Ông còn huy động mọi người đóng góp để giúp các đồng đội khó khăn xây nhà; giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão lũ…Ông Hay cũng viết tiếp những câu chuyện đẹp về tình nghĩa ở đời. Ông đã có hơn 10 lần vớt xác người trôi sông và giữ hiện trường tai nạn giao thông. Câu chuyện cách đây chừng 7 năm nhưng ông Hay vẫn còn nhớ như in, nạn nhân chết nước trên sông Thu Bồn là anh Võ H., trú thôn Mỹ Lược, xã Duy Hòa. Trong lúc giúp người nhà đi tìm xác nạn nhân, thuyền của ông thấy vật gì đen đen dập dờn trên mặt nướcgiữa rác và lá cây. Quan sát kỹ hơn thì đúng là xác người. Không ai dám lại gần, nhưng với ông Hay xem nạn nhân như người nhà. Khi dìu xác nạn nhân ra khỏi luồng rác, thì bất ngờ xác chết nổi đứng lên ai cũng rùng rợn. Ông Hay lấy lại bình tĩnh từ từ dìu xác nạn nhân đưa lên bờ. Rồi một trường hợp tai nạn giao thông xảy ra hồi năm 2016, tại thôn 4 xã Duy Hòa. Một thanh niên bị tai nạn giao thông chết nằm giữa đường đã hơn 3 tiếng đồng hồ giữa tiết trời tháng 5 nắng như đổ lửa mà chưa có thân nhân đến nhận xác. Nạn nhân đầu bị dập nát, máu chảy lênh láng trên đường. Nghe tin, cựu chiến binh Phạm Văn Hay tức tốc đến hiện trường. Ông dùng găng tay đeo vào và nhẹ nhàng di chuyển xác nạn nhân vào trong mát, sắp xếp tay chân ngay ngắn, rồi đắp chiếu lên người nạn nhân. Tâm sự với chúng tôi về việc làm này, cựu chiến binh Phạm Văn Hay nói:“Tôi nghĩ công việc đó quá đổi bình thường, bởi vì họ cũng là con người, cũng máu mủ như mình không có chi mà sợ. Và hơn nữa khi người ta rủi ro bị tai nạn, chết đuối thì thường người ta không có thân nhân, mà trường hợp đó rất nhiều. Mình ra tay giúp họ không có gì là quan trọng”.
Nhận xét về ông Phạm Văn Hay, đồng chí Đặng Hùng- Phó Bí thư đảng ủy xã Duy Hòa nói: “Là đảng viên đã về hưu,đống chí Phạm Văn Hay luôn đi đầu trong mọi công việc, không ngại khó, ngại khổ. Trong xóm làng hay ở địa phương có việc gì ảnh sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Tuy cuộc sống được xếp vào ở mức khá, nhưng đồng chí Hay vẫn tích cưc tăng gia sản xuất, chăn nuôi, là gia đình đảng viên mẫu mực để bà con noi theo”.
Cuộc đời quân ngũ dù làm gì, ở đâu, cương vị nào, cựu chiến binh Phạm Văn Hay đều hoàn thành xuất sắc trọng trách của một người lính Cụ Hồ. Năm 1993, ông nghỉ hưu theo chế độ và về sinh sống cùng gia đình tại thôn Phú Lạc, xã Duy Hòa. Những tưởng cuộc sống an nhàn của một cán bộ hưu trí sẽ đến với ông cùng đàn cháu con. Nhưng không, với phẩm chất đáng quý của người cán bộ, đảng viên, với bản tính dung dị, ưa hoạt động xã hội của mình, một lần nữa, cựu chiến binh Phạm Văn Hay làm cầu nối giữa Đảng với quần chúng. Học và làm theo gương Bác, ông luôn tận tụy với công việc, hết lòng, hết sức, phục vụ nhân dân, cư xử đúng mực như ý nghĩa cái tên “Hay” mà bố mẹ đặt cho ông vậy.
Phan Lý