Ngày 11/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang đã ký ban hành chỉ
thị về tiếp
tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm
gia cầm.
Chỉ thị nêu rõ:
Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
bệnh cúm gia cầm đã xảy ra ở 10 hộ trên 7 thôn của 6
xã thuộc 2 huyện: Duy Xuyên và Điện Bàn; đặc biệt có địa phương bệnh cúm gia
cầm đã qua 21 ngày nhưng vẫn tiếp tục tái phát ở xã Duy Trinh.
Qua kiểm tra cho thấy công tác phòng, chống dịch bệnh ở một số địa phương còn chủ quan,
lơ là, chưa cương quyết, thiếu đồng bộ, chưa kiện
toàn, củng cố Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện;
công tác triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng chưa bảo đảm theo kế hoạch; việc công khai thông tin khu vực có dịch và tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh chưa kịp thời. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi vịt
chủ yếu nhập từ ngoài tỉnh về nuôi, mức độ an toàn dịch bệnh thấp; tỷ lệ tiêm
vắc-xin phòng bệnh cúm đạt rất thấp, tiêm không đúng số mũi theo quy định; qua
kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm năm 2013 có 6/237 mẫu (tỷ lệ
2,53%) dương tính với vi rút cúm A/H5N1; kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh trên
các đàn gia cầm mắc bệnh từ đầu năm 2014 đến nay có tỷ lệ 50% số mẫu dương tính
với vi rút cúm A/H5N1 , điều đó cho thấy vi rút cúm gia cầm đang tồn tại trong
môi trường và trên đàn thủy cầm. Do vậy, nguy cơ kéo dài bệnh cúm gia cầm và
gây thành dịch trên địa bàn tỉnh là rất lớn.
Để
tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh cúm gia cầm, ổn định phát triển sản xuất chăn nuôi; giảm nguy cơ lây nhiễm
vi rút cúm gia cầm sang người, đồng thời để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản
phẩm gia cầm an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
chỉ đạo quyết liệt, triển khai ngay các
biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, tổ chức thực hiện
nghiêm chỉ đạo của cấp trên; Kiện toàn, củng cố ngay Ban Chỉ đạo phòng,
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; phân công từng thành viên Ban Chỉ đạo đứng
điểm chỉ đạo công tác phòng, chống dịch đến từng xã. Triển khai thực hiện tháng
vệ sinh, tiêu độc khử trùng khẩn cấp để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế sự lây lan
phát tán vi rút cúm gia cầm. Rà soát, thống kê toàn bộ đàn gia cầm, kịp thời tổ
chức tiêm vắc-xin phòng chống cúm cho đàn gia cầm theo đúng quy định. Tạm thời
ngừng nhập đàn thủy cầm để nuôi mới trên địa bàn cho đến khi trên cả nước không
còn dịch cúm gia cầm. Tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp vận chuyển,
giết mổ gia cầm trái quy định ra vào địa bàn, tại các chợ. Ủy ban nhân dân cấp
xã thực hiện công khai thông tin khu vực có dịch cúm gia cầm để người dân biết.
Tuyên truyền hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn
gia cầm và phòng lây nhiễm sang người. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêu hủy
các đàn gia cầm mắc bệnh tại địa phương; phối hợp với các ngành chuyên môn cấp
huyện xác định đúng đối tượng, điều kiện được hỗ trợ nhằm tránh lãng phí ngân
sách của nhà nước; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong nhân
dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; công khai chính sách và điều kiện
hỗ trợ để người dân có ý thức khai báo khi phát hiện bệnh và hợp tác trong công
tác phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm thông tin, tuyên
truyền chính xác, đúng tình hình, không gây hoang mang
trong nhân dân.