Dù đã được công nhận bảo vật quốc gia cho Ekamukhalinga, linga có hình
đầu thần Siva (tượng trưng cho phần dương) trong tín ngưỡng phồn thực xưa kia,
nhưng bên cạnh điều đáng mừng ấy vẫn còn lắm nỗi lo.
Tượng Ekamukhalinga vừa được công nhận là bảo vật quốc gia tại Mỹ Sơn, Quảng Nam
Phát hiện “dương”,
trăn trở về “ âm”!
Tín ngưỡng phồn thực,
nét đẹp trong văn hóa được phát hiện, tìm hiểu hàng chục năm về trước tại Mỹ
Sơn (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Sau thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu, mãi
đến năm 2012, các cán bộ Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn mới phát hiện ra một
di tích ẩn hiện trong lòng đất sau cơn mưa mùa đông.
ượng Ekamukhalinga vừa được công nhận là bảo vật quốc gia tại Mỹ Sơn, Quảng Nam
“Tượng Ekamukhalinga,
có đầu thần Siva được phát hiện và đã được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc
gia đầu năm 2015 là điều đáng mừng cho tỉnh nhà. Không chỉ vậy, đây là tượng
rất hiếm thấy trên thế giới, vì thực tế tôi vẫn chưa thấy tượng nào lớn cỡ vậy
mà lại có đầu vị thần Siva”- Ông Nguyễn Công Khiết- Phó trưởng ban quản lý di
tích và du lịch Mỹ Sơn cho biết.
Ngoài ra, ông này còn
trăn trở, tìm được di tích là điều đáng mừng, nhưng cũng đáng lo lắng vì đây
chỉ là tượng có ý nghĩa tượng trưng của phần dương, trong tín ngưỡng phồn thực
xưa kia. Riêng về phần tương trưng cho âm là Yoni thì đến nay vẫn còn là bí ẩn.
Nỗi lo về du lịch gắn
liền với di sản
Chỉ rõ những hạn chế
tồn tại nhiều năm qua tại di tích Mỹ Sơn, ông Nguyễn Công Khiết trăn trở nhất
là vấn đề kích cầu du khách, tạo môi trường du lịch cộng đồng gắn liền với di
sản, tránh sự đơn giản và nhàm chán của du khách khi đến tham quan tại nơi
này.
Ông Khiết nói:” Lâu
nay, du khách đến với Mỹ Sơn vẫn tăng đều. Tuy nhiên, việc du khách đến đây,
loay hoay tham quan di tích rồi ra về cũng rất buồn và nhàm chán. Việc không có
nhà đầu tư nào lớn, triển khai du lịch cộng đồng tại đây nhằm kéo dài thời gian
lưu trú, tạo ấn tượng trong du khách và đặc biệt là phát triển hơn nữa cho kinh
tế địa phương cũng là một nỗi lo thường trực hàng chục năm qua”.
Ngoài ra, ông này còn
trăn trở, nhiều di tích tại Mỹ Sơn đã xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ đã hàng chục
năm qua như khu F1 đến nay vẫn chưa có kinh phí bảo tồn. Vừa qua, khu B3 có
nguy cơ đổ sập cao hơn nên đã được ưu tiên bảo tồn trước, nhưng đến nay vẫn
chưa thấy có kinh phí triển khai.
Phước Bình( Báo Lao
động)