A+ A A-

Tập trung phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ đông xuân

       Lúa Đông Xuân đã sạ cơ bản xong, diện tích cây màu xuống giống trà đầu đang giai đoạn cây con, do thời tiết những ngày qua rét lạnh nên một số diện tích sinh trưởng rất chậm, các đối tượng dịch hại đã bắt đầu phát triển gây hại như chuột, ốc bươu vàng trên lúa, sâu xám, dế dũi, bọ kẹp, bệnh lở cổ rễ trên cây màu, bệnh thối nhũn, lở cổ rễ trên cây họ cải, bệnh giả sương mai trên cây họ bầu bí cũng gia tăng gây hại.

      Nông dân Duy Xuyên khẩn trương bắt và tiêu diệt ốc bươu vàng. Ảnh: T.N 

        Để giúp bà con nông dân chăm sóc, bảo vệ tốt các loại cây trồng giai đoạn mới xuống giống  Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp Duy Xuyên xin hướng dẫn một số biện pháp sau:

      - Hiện nay còn một số chân ruộng trũng chưa sạ đề nghị các như Duy Nghĩa, Duy châu, Thị trấn Nam Phước tiến hành gieo sạ kịp thời vụ.

       - Các chân ruộng đã xuống giống tuỳ theo mức độ phát triển của cây lúa, phải đắp bờ giữ nước cho lúa (giữ nước Xăm xắp mặt ruộng và điều chỉnh theo chiều cao của cây lúa, không để ngập nước hoặc nước quá nhiều làm lúa yếu cây tạo điều kiện cho ốc bươu vàng, ruồi đục nõn gây hại).

        + Những chân ruộng chưa phun thuốc cỏ tiền nẩy mầm do mưa  thì theo dõi khi cây lúa được 2-3 lá thật dùng 1 trong các loại thuốc hậu nảy mầm như Fenrim18,5 WP, TopShot, Nomine, Honixon, Farus 25SC phun trừ (chỉ  phun vào những ngày nắng ấm).

      -Bón thúc đợt 1 cho lúa sau sạ 10-12 ngày bằng 2-3kg Ure và 3-4 kg Kali để lúa phát triển cây, kết hợp tỉa dặm định cây sớm giúp lúa đẻ nhánh tập trung (riêng với lúa lai phải bón đủ mỗi sào 4kg Kali ).

    - Hiện nay các loại cây màu mới xuống giống khoảng 50% diện tích, tiến độ gieo trồng chậm đề nghị các địa phương cần hướng dẫn vận động nông dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất các loại cây màu để kịp thời vụ và tiến hành chăm sóc bón thúc định cây hợp lý đồng thời tăng cường bón thúc các diện tích cây trồng đã gieo để cây sinh trưởng phát triển chú ý bón kali để tăng khả năng chống rét cho cây .

     - Đối với ốc bươu vàng: Tập trung thu bắt, có thể dùng lá sắn hoặc lá xoan bó lại để ở các rãnh ruộng, ao hồ vào buổi chiều thu hút ốc tập trung để thu gom vào buổi sáng, những chỗ mật độ cao không dùng được biện pháp thủ công thì dùng các loại thuốc: Dioto, Tungsai 700 WP hoặc Pazol 700WP…. phun trừ.

       - Đối với bọ trĩ và ruồi đục nõn: Tập trung  bón phân, chăm sóc, chỗ nào mật độ cao dùng các loại thuốc như: Midan, Actara, Difluent ...phun trừ bọ trĩ; Vitako, Sunato... trừ ruồi đục nõn. 

       - Đối với các loại sâu ăn lá như sâu xám, sâu xanh, bọ kẹp khi mật độ thấp nên dùng biện pháp thủ công thu bắt, ngắt ổ trứng...khi mật độ cao dùng thuốc để phun, ưu tiên dùng các loại thuốc có nguồn gốc thuốc sinh học như Dylan, Abamectin…phun trừ. Riêng bọ kẹp, sâu xám có thể dùng cám gạo rang hoặc lá rau lang thái nhỏ trộn với các loại thuốc bột như Basitox 10GR, Basudin, Regent, Vibasu….. . và cát rải quanh gốc cây để trừ.

      - Đối với bệnh lở cổ rễ trên đậu phụng, ớt, cần theo dõi và phát hiện bệnh sớm, khi bệnh chớm xuất hiện dùng các loại thuốc như: Moren, Monceren 250SC, nhóm thuốc Validacin, Vicuron 250EC, Anvil 5 SC...để phun trừ.

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19837290
Hôm nay
Hôm qua
19852
12811