A+ A A-

Kết nối di sản thế giới Mỹ Sơn và vùng phụ cận

        Khu đền tháp Mỹ Sơn huyện Duy Xuyên, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa (UNESCO) của Liên hợp quốc công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1999, là điểm đến không thể thiếu của khách du lịch trong nước và thế giới trong hành trình du lịch đến miền Trung Việt Nam. Trung bình mỗi năm Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đón hơn 200 nghìn lượt khách đến tham quan, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 70%. Tuy nhiên, vì thiếu sự liên kết phát triển sản phẩm du lịch tại cộng đồng nên người dân chưa thật sự hưởng lợi nhiều từ các hoạt động du lịch. Mức chi phí của mỗi du khách cho các dịch vụ du lịch cũng còn rất hạn chế. Do vậy, kết nối phát triển bền vững du lịch di sản thế giới Mỹ Sơn và vùng phụ cận, phát triển các sản phẩm du lịch mới, đa dạng các loại hình dịch vụ là nhu cầu bức thiết của ngành Du lịch tỉnh Quảng Nam.

      Một trong những thành công của BQL Mỹ Sơn qua 20 năm thành lập là đã thúc đẩy việc bảo tồn các tháp được tốt hơn

Một trong những thành công của Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn qua 20 năm thành lập là đã làm tốt công tác bảo tồn các đền tháp nơi đây     

      Là chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, ông Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Quảng Nam nhận định: Vùng phụ cận của Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn nằm trong lưu vực rộng của hệ thống các con sông lớn và huyện Duy Xuyên - mảnh đất có bề dày của địa tầng văn hóa, nơi hội tụ của các nền văn hóa cổ Ấn Độ, Trung Hoa mà nổi bật nhất là nền văn hóa Chămpa cổ xưa với kinh thành Trà Kiệu, Mỹ Sơn. Duy Xuyên còn được biết đến với những di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật cùng với những thắng cảnh nổi tiếng. Nguồn tài nguyên du lịch này càng có giá trị hơn khi nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng, kết nối qua đường bộ, đường sắt. Đặc biệt Di sản Mỹ Sơn có vị trí chiến lược nằm trên con đường Di sản miền Trung, điều kiện thuận lợi trong liên kết vùng. Những thế mạnh này cùng với các chính sách thu hút đầu tư của chính quyền huyện Duy Xuyên nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung sẽ là cơ sở để huyện Duy Xuyên góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - du lịch.

         

Du khách tham quan làng sinh thái Trà Nhiêu.   

           Ông Nguyễn Công Dũng, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên cho biết: Để có cơ sở đẩy mạnh phát triển du lịch, những năm qua, huyện Duy Xuyên chú trọng vào công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, cùng cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Dựa vào đặc điểm thế mạnh từng vùng địa lý, nguồn tài nguyên du lịch, huyện đã quy hoạch thành các vùng trọng điểm du lịch. Vùng Đông với tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng ven biển gắn với Hội An và Cù lao Chàm. Vùng Tây nơi tiếp giáp Khu di tích Mỹ Sơn được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái Mỹ Sơn - Thạch Bàn là vệ tinh lan tỏa đến các vùng phụ cận vùng sâu trong đất liền.

      Trên hành trình đến Mỹ Sơn, vùng kinh đô cổ Trà Kiệu cùng với các địa danh lịch sử như Đặc khu ủy Quảng Đà và các di tích xung quanh là điểm nhấn quan trọng hình thành nên những tour tuyến tham quan. Các làng nghề truyền thống, khu du lịch sinh thái như chiếu cói Bàn Thạch, tơ lụa Mã Châu, Đông Yên - Thi Lai, gốm sứ La Tháp, khu sinh thái Trà Nhiêu, Thủy điện Duy Sơn, được huyện quy hoạch xây dựng thành các điểm du lịch làng nghề, du lịch văn hóa, sinh thái. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội bà Chiêm Sơn, bà chúa Tằm Tang, lễ hội bà Thu Bồn, lễ hội Cầu ngư... được huyện xây dựng các đề án bảo tồn và gắn với phát huy giá trị.

      Đi đôi với công tác quy hoạch, để đẩy mạnh công tác phát triển du lịch những vùng trọng điểm, huyện Duy Xuyên đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại những vùng trọng điểm đã hoàn thành và đang kêu gọi các doanh nghiệp triển khai dự án. Tại vùng Đông Duy Xuyên, việc đưa cầu Cửa Đại vào sử dụng mở ra nhiều cơ hội cho du lịch vùng này phát triển, kéo dài vệt du lịch ven biển từ Non Nước - Hội An - Duy Xuyên. Tại vùng Tây Duy Xuyên, cầu Giao Thủy đang xây dựng, kết nối hạ tầng giao thông với các huyện, thành phố phụ cận và tuyến đường lên huyện miền núi Nông Sơn được triển khai là cơ hội to lớn để du lịch vùng này ngày càng đa dạng, khai thác có hiệu quả bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số dưới chân dãy Trường Sơn...

     Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao và du lịch Quảng Nam cho biết: Trong quy hoạch phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập xã hội và khả năng kiểm soát môi trường là ưu tiên hàng đầu của huyện Duy Xuyên. Do vậy, ngoài những ưu tiên về đầu tư, những ưu tiên trong liên kết hợp tác với các doanh nghiệp là giải pháp được lựa chọn, huyện Duy Xuyên thực hiện các chính sách liên kết, hợp tác với doanh nghiệp, trong đó ưu tiên hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh hình thức đầu tư công tư. Nhà nước thực hiện chức năng về quản lý, các doanh nghiệp sẽ đầu tư và tổ chức các hoạt động kinh doanh. Đây là cách làm phù hợp với xu hướng phát triển chung. Công tác liên kết giữa đơn vị quản lý du lịch với doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, hợp tác phát triển được huyện khuyến khích. Ngành Du lịch tỉnh Quảng Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để huyện Duy Xuyên khai thác có hiệu quả và bền vững các tài nguyên du lịch vì đây cũng chính là mục tiêu được ngành Du lịch tỉnh hướng đến.

Hữu Trung( Báo CA ĐN)

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19827584
Hôm nay
Hôm qua
10146
12811