Theo kế hoạch của UBND huyện Duy Xuyên: Huyện sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 420 năm danh xưng Duy Xuyên (1604-2024).
*Theo đó, chuỗi các hoạt động kỷ niệm 420 năm danh xưng Duy Xuyên bao gồm hội thảo khoa học và xuất bản kỷ yếu. Từ ngày 19 đến ngày 24/8/2024tại sân vận động Chợ Chùa,thị trấn Nam Phước(Trung tâm thể thao huyện), UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Duy Xuyên tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại và trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện Duy Xuyên và tỉnh Quảng Nam năm 2024.
Hội chợvới sự tham gia của 120 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các công ty thương mại trên địa bàn huyện, địa bàn tỉnh và nhiều địa phương khác trong cả nước.
Sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu
Hội chợ trưng bày và bán các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu như: Các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, làng nghề, máy móc trang thiết bị…; và các sản phẩm hàng hóa, giày da, quần áo may sẵn, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, đồ trang sức có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng… Các ngành nghề, sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống sản xuất trên nhiều chất liệu: Chế tác kim hoàn, đá, gốm sứ, tre nứa.
*Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Tự hào một dải gấm hoa" diễn ra tại sân vận động Chợ Chùa, thị trấn Nam Phước(Trung tâm Thể thao huyện) vào tối 19.8.2024.
Trích đoạn Tuồng Bà Chúa Tàm Tang, Múa “Duy Xuyên trên con đường giao thương xứ Quảng”.
Chương trình nghệ thuật “ Tự hào một dải gấm hoa” do UBND huyện Duy Xuyên chỉ đạo thực hiện, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, kịch bản chương trình: Quỳnh My, Tổng đạo diễn: Lê Trung Thùy – Đức Nhân, Biên đạo múa: Đức Nhân, Trợ lý đạo diễn: Thập Arija Dạng, Lời bình: Quang Nguyễn, Thiết kế sân khấu: Công ty Backstage Communication, Âm nhạc: Trúc Lam, Thành phần tham gia: Phòng Văn hóa nghệ thuật dân gian Chăm, Vũ đoàn Wowdance Thành phố Đà Nẵng, Vũ đoàn Huế, học sinh trường THPT Sào Nam. Đặc biệt, chương trình có sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ ưu tú Quang Hào, Ca sĩ Anh Thơ và các ca sĩ chuyên nghiệp huyện Duy Xuyên. Dẫn Chương trình: Hoài Dung – Công Vũ
+ Chương 1: “Cội nguồn”, khái quát hiện tại đầy quá khứ và chất chứa tương lai, người Duy Xuyên của hơn 420 năm trước là kết tinh từ những con người, đất trời, cây cỏ từ khi có Hy Giang cho đến nay. Trong dòng chảy lịch sử của quê hương, không thể thiếu dòng sông Thu Bồn, đây là nơi hội nhập giao lưu từ biển lên, từ trên nguồn xuống, từ Trung Hoa tới, từ Ấn Độ sang, từ muôn phương đổ về. Để chúng ta từ những di sản, di tích, hiện vật được kế thừa, được có câu chuyện đất và người Duy Xuyên từ hơn 400 năm trước. Đã mấy chục thế hệ cha ông khai khẩn trên vùng đất này. Cho ta hôm nay được có một nền văn hóa đậm đà bản sắc với bề dày lịch sử của quê hương, dân tộc. Phong tục, tập quán, lễ hội…là những lớp trầm tích được bồi đắp, lắng sâu trong từng thớ đất. Vốc một nắm đất, soi mình trong dáng hình quê hương nơi đáy nước in trời, cho ta thêm yêu những gì mình đã và đang có.
Chương 1 gồm các tiết mục: Trống hội, Mở đất, Thu Bồn ơi (ca sĩ Anh Thơ), Trích đoạn Tuồng Bà Chúa Tàm Tang, Múa “Duy Xuyên trên con đường giao thương xứ Quảng”.
Chương 2: “Đất và Người Duy Xuyên”, “Người ta là hoa đất”. 420 năm ấy, Duy Xuyên thực sự là “Vùng văn hóa, đất anh hùng”. Từ mạch nước cội nguồn của xứ sở, đã nuôi dưỡng nên bao lớp người Duy Xuyên với những đức tính tốt đẹp: yêu nước thương nòi, yêu lao động, hiếu thảo, hiếu học,...Trong suốt dặm dài lịch sử hơn 6 thế kỷ, Người Duy Xuyên đã và đang làm nên một mảnh đất anh hùng, giàu đẹp với những chiến công vang dội trong lịch sử; truyền thống khoa bảng của miền đất học từ xa xưa; những danh nhân, chí sĩ góp nhiều công lao làm giàu đẹp quê hương; sự trù phú của các làng nghề với tinh hoa và tài ba của người thợ dệt, người làm gốm,…
Chương 2 gồm các tiết mục: Múa hoạt cảnh “Duy Xuyên miền đất hiếu học”, “Duy Xuyên niềm tự hào”, Hát múa “Bài thơ quê lụa”(Ca sĩ Anh Thơ), Múa “Tinh hoa làng nghề”, Tiết mục về Mỹ Sơn.
Chương 3: “Duy Xuyên ngày mới”, cùng với quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, huyện Duy Xuyên luôn nêu cao truyền thống yêu nước, cách mạng và tinh thần đoàn kết nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp. Phát huy truyền thống của quê hương 2 lần anh hùng, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Duy Xuyên đã làm nên nhiều thành tích nổi bậc qua từng giai đoạn lịch sử.
Chương 3 gồm các tiết mục:gồm các tiết mục: Hát múa “Về Duy Xuyên về miền yêu thương”, Múa hoạt cảnh ca ngợi thành tựu Nông thôn mới huyện Duy Xuyên, 2 tiết mục về ca ngợi vẻ đẹp đất nước Việt Nam (Ca sĩ trẻ), Hát múa “Duy Xuyên ngày mới”.
Chương trình nghệ thuật được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 420 năm danh xưng Duy Xuyên là nơi khán giả được nhìn lại chặng đường dài hơn 400 năm lịch sử kể từ ngày tên gọi Duy Xuyên được xác lập từ năm Giáp Thìn (1604) bởi chúa Tiên Nguyễn Hoàng.
Đây sẽ là một chương trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn lịch sử và tính nhân văn của một miền quê xứ Quảng với bố cục qua các giai đoạn, vận dụng linh hoạt các hình thức thể hiện để dẫn dắt quá trình lịch sử, dẫn dắt câu chuyện về danh xưng Duy Xuyên qua từng thời kỳ theo tiến trình phát triển của đất nước. Chương trình nghệ thuật được phối trộn theo nhịp điệu, tiết tấu đi từ cảm xúc ngưỡng vọng trân trọng đến sự tự hào của nhân dân Duy Xuyên qua 420 năm lịch sử hình thành và phát triển.
*Đặc biệt, Lễ kỷ niệm 420 năm Danh xưng Duy Xuyên tổ chức vào lúc 20giờ ngày 20-8 tại Trung tâm Văn hóa huyện Duy Xuyên.Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng của huyện nhằm giới thiệu và tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp, khẳng định vai trò lịch sử, giá trị văn hóa, những đóng góp to lớn của vùng đất, con người Duy Xuyên qua hành trình 420 năm xây dựng và phát triển. Tạo không khí đoàn kết, phấn khởi, quyết tâm xây dựng Duy Xuyên ngày càng giàu đẹp, văn minh, phấn đấu trở thành thị xã vào sau năm 2030 .
Hoàng Thơ